NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Chuyện của 30 năm trước: ĐI DỰ KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP THƯ VIỆN KẾT NGHĨA HẢI PHÚ

       Lời người viết: Trong suốt những năm tháng công tác, cũng như nhiều người khác tôi có khá nhiều những kỷ niệm, dấu ấn vui buồn. Một trong những kỷ niệm ấy đã được viết lại và cơ quan chủ quản đã in thành sách cùng nhiều tác giả khác dưới tiêu đề: "Những kỷ niệm khó quên"- Tập hồi ký Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa Thông tin (28/6/1945 - 28/6/2005). Sách do Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương xuất bản, 2005.
        Nay tôi đưa lại trên trang Blog này để hồi nhớ lại những sự việc xưa:

        Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1985, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Hải Hưng nhận được giấy mời của Thư viện Hải Phú (Thị xã Tuy Hoà - tỉnh Phú Khánh) mời dự lễ kỉ niệm 10 năm thành lập thư viện kết nghĩa Phú Yên - Hải Dương. Ban Chủ nhiệm Thư viện cử tôi - Phó Chủ nhiệm Thư viện vào dự lễ kỷ niệm này.
        Với tôi, sau chuyến đi Thanh Hoá năm 1978 đây là chuyến đi dài nhất được thực hiện tới lúc đó. Năm 1985, là thời điểm mà cả nước đang còn rất khó khăn, việc thực hiện "Giá - Lương - Tiền" mới chỉ bắt đầu, lương tháng tôi được lĩnh vỏn vẹn có tám mươi lăm đồng (85đ 00). Với gia đình tôi, đây quả là chuyến đi ngàn dặm khiến cả nhà lo lắng. Vợ tôi lặng lẽ nhét vào túi tôi một trăm đồng, như thế tôi cầm đi hai phần ba tiền lương của cả nhà. Cộng với tiền tạm ứng Bác Dương Văn Lập - Kế toán Sở ứng cho 1 tháng lương, vốn liếng "xuyên Việt" của tôi ngót nghét 200 đồng.


Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

NHÂN NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27 THÁNG 7 THẮP MỘT NÉN NHANG KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN CÁC LIỆT SĨ HY SINH TẠI THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ SAU 81 NGÀY ĐÊM KHÓI LỬA MÙA HÈ NĂM 1972

           Một năm trước đây, những ngày này, gia đình chúng tôi rong ruổi trên dường vào Thành cổ Quảng Trị với hy vọng biết được nơi em trai tôi ngã xuống. 81 ngày đêm bom đạn khói lửa, em tôi và các đồng đội dũng cảm của chú ấy đã đem máu của mình nhuộm đỏ dòng sông Thạch Hãn. Khi đó, chắc không một ai trong những sinh linh trinh trắng ấy biết rằng, thân xác của họ để lại dưới dòng sông lạnh lẽo sau hơn bốn mươi năm lại mỗi lúc mỗi linh thiêng. Hàng triệu, hàng triệu lượt người đã đến bên dòng sông định mệnh ấy để khóc thương thân nhân của mình, để thả hoa thắp nến, đốt nén tâm nhang nghi ngút khói hương giữa trời xanh, sông nước Thạch Hãn. Để ngậm ngùi đọc bốn câu thơ hàm xúc của người lính Lê Bá Dương, người từng đứng cùng chiến hào đẫm máu năm nào viết cho những linh hồn đồng đội bất tử:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Dưới sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.


           Chuyến đi ấy, tôi đã kể lại trên trang Blog này dưới tiêu đề bài viết "Hương hồn em trai tôi bên bờ sông Thạch Hãn". Cho tới tận hôm nay, bài viết này đã được hàng nghìn lượt người truy cập, có cả địa chỉ từ các quốc gia xa xôi như: Sec, Canada, Mỹ…
          Giờ đây, xem lại những khuôn hình ghi lại những khoảnh khắc trĩu lòng cùng người thân đi kiếm tìm nơi em trai mình ngã xuống, tôi càng thấm thía hơn bốn mươi năm xa biệt thân xác em tôi giữa sóng nước xa vời Thạch Hãn. Nay tôi tập hợp lại những hình ảnh đó, đưa lên trang Blog này để trò chuyện với linh hồn em tôi, ngõ hầu từ dưới đáy lòng sông, em tôi nhận được niềm thương xót vô vàn của Bố, Mẹ (nay dù khuất xa ngót chục năm trời) và chúng tôi  anh chị em, con cháu trong nhà. Như một nén hương giữa vạn triệu nén hương các thân nhân gia đình liệt sĩ, những ngày này đang thành kính đốt lên để dẫn những linh hồn từ mờ xa gần lại với người thân.
          Chúng tôi xin mãi gửi máu xương và linh hồn Em tôi 
cho đất trời và bà con cô bác bên dòng Thạch Hãn chăm sóc. 
Xin trân trọng biết ơn. 


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 22.

(Tiếp theo và Hết)
       ……….

 

Kết.

 

       Trên lầu ba căn hộ nhỏ xinh, người đàn bà tuổi vừa bảy mươi lặng ngồi bên cửa sổ. Mái tóc bạc trắng thời gian được chải bới cẩn thận ôm lấy khuôn mặt dịu dàng, hiền khô. Cặp mắt già nua nhìn vô định vào không gian phía trước. Mới sáng ra, trời Sài Gòn như loãng ra dưới nắng hè chói chang. Phía trên khung cửa chiếc điều hòa gắn trên tường thả những luồng không khí mát dịu xuống căn phòng. Chợt Bà ngoái lại khi nghe tiếng chân bước của đứa cháu.

       - Hồng sang khi nào đấy con. Lát nữa con gọi cho thằng Long nói nó chuẩn bị hương hoa, đồ lễ xuống Bình Hưng Hòa thăm mộ ba má nghe con.!

       - Dạ, con bàn với cả mấy nhà hồi hôm rồi. Bá Thanh, Cậu Long con sẽ đưa xe xuống đón dì và chúng con ra nghĩa trang sớm cho đỡ nắng. Dì đừng lo lắng quá.



Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 21.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….

      

       Chị nói vội trong nước mắt, tay quàng vai người bạn đời của Anh cùng kéo đến bên người đàn ông yêu quý. Trong khoảnh khắc, Chị nhận một tia nhìn thật ấm áp của người đàn bà chủ nhà. Hai người đàn bà nhìn thẳng vào mắt nhau, ánh mắt trong veo chân thành gần gụi.



Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 20.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….

       Chiếc máy bay Airbus A330-200 VN-A377 của hãng Hàng không Vietnam Airlines giảm độ cao. Trên khoang hành khách phổ thông, Tuyết và con cháu Hồng nhìn nhau. Dưới đất kia là thành phố Hà Nội với lô xô nhà cửa, đường sá. Sân bay Nội Bài đang chuẩn bị đón chuyến bay của họ. Tâm trạng hai dì cháu hết sức phấn chấn. Với con Hồng, từ khi gia đình định cư ở thành phố Hồ Chí Minh đây là chuyến bay thứ hai trở về nơi ba má nó sinh ra chị em nó. Chuyến trước vào đầu những năm chín mươi thế kỷ trước, cả nhà cùng dì Tuyết bay ra Hà Nội rồi về quê chịu tang bà ngoại. Các cậu, dì trong nhà đón họ trong nước mắt. Cả nhà không được chứng kiến giây phút Bà trút hơi thở cuối cùng. Nhưng bù lại, vừa kịp dự lễ khâm liệm Bà. Khi đó, con Hồng mới vừa tốt nghiệp Đại học. Chị Thanh nó mới vừa xây dựng gia đình. Chuyến về quê, cũng là chuyến anh rể vốn gốc quê Tiền Giang biết quê ngoại. Khung cảnh làng quê những năm đó còn khốn khó lắm. Cuộc sống ở quê kham khổ, thiếu thốn đủ thứ. Ba má cứ sụt sùi tiếc nuối vì mới cách đó chừng hơn ba năm, trên đường ra công tác phía Bắc trở vào đã đón được ngoại vào chơi đến vài ba tháng. Song rốt cuộc, cả nhà không thể giữ được Bà ở trong đó lâu hơn. Bà một mực đòi về, và lý do thật đơn giản: "Thế Bà sống trong này với các anh các chị, lấy ai hương khói thờ phụng ông ngoài đó. Thôi để Bà về, có bề gì Bà còn được nằm xuống cạnh ông!". Rồi cả nhà cũng phải chiều Bà, để Bà ra. Lần đó, Bà ra Bắc với Cậu Hai. Mới đó, mà đã hơn chục năm có lẻ rồi. Chuyến này hai dì cháu ra, định sẽ về quê nữa để bàn với Cậu Hai xây mộ cho cả hai ông bà và cùng họ tộc tôn tạo nhà thờ họ vào năm tới. Dù trong bụng nôn nao việc gặp cả nhà Anh, nhìn vẻ mặt háo hức của con cháu Chị cũng thấy vui theo. Bụng bảo dạ: "Mình ra thăm người ốm, có chi mà ngại!" nhưng cảm giác chộn rộn không thể ghìm xuống được. Những người sống bên Anh sẽ đón mình với thái độ thế nào nhỉ?!




Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 19.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….
      
       Chiếc taxi chạy chậm lại rồi dừng đỗ. Trên xe bước xuống một già một trẻ. Họ hướng đến khu công viên gần đấy. Chậm bước tản bộ bên đứa con gái út, Ông suy nghĩ miên man. Bên cạnh, con Lan khoác nhẹ cườm tay bố thỉnh thoảng đưa chiếc khăn mềm chấm nhẹ vài giọt mồ hôi lấm tấm trên trán ông. Hôm nay, tính từ bữa ra viện, thế cũng đã hơn hai tuần rồi. Sức khỏe ông đã khá nhiều, tuy mọi cử động phản xạ vẫn chậm và ít cảm giác. Hơn một tháng trời qua, cả nhà cứ sôi lên. Ông nằm viện mấy tuần lễ liền. Bà trông già đi vì lo lắng. Ơn trời, cơn bạo bệnh cũng bị ngăn chặn kịp trả lại cho cả nhà niềm vui vì mỗi ngày sức ông mỗi khá lên. Hôm ông ra viện, con cháu tíu ta tíu tít. Đám trẻ con thấy ông trở về hào hởi, hết dứa nọ đến đứa kia giành nhau sán đến bên ông. Dù chưa hết xanh xao và mỏi mệt, ông vẫn kéo từng đứa đến bên nựng khéo rồi vỗ về, vuốt ve chúng. Cơn choáng nhẹ tưởng đã dứt ông ra khỏi cháu con từng có lúc làm ông buồn bã nay không còn. Con cháu, người thân trong nhà giờ lại quây tụ đủ đầy quanh ông bất kể giờ nào. Không khí gia đình đầm ấm như liều thuốc bổ lấy lại thần sắc cho ông. Nghĩ đến những ngày nằm bất động trên giường bệnh, sự trở lại đời sống bình thường thật quá quý giá.
       - Bố gắng đi thêm vài bước nữa rồi mình ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá kia.


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 18.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….

       Nghĩ đến những việc ấy vào giờ này, Chị không nín được nụ cười. Người "tẩm ngẩm tầm ngầm" thế mà sâu sắc đáo để. Đàn bà như Chị, không có ai nghĩ được những việc "ngồ ngộ" như thế. Cả hai đứa, vợ sinh nở xong chồng cũng chỉ cháo não, giặt giũ được vài ngày. Rồi mất mặt luôn cả tháng. Ngày đi làm cơ quan, tối lại lóc cóc đạp chiếc xe "Phượng hoàng" tróc sơn, bỏ bớt hộp xích vì đã rỉ tã rồi ra Khu triển lãm Giảng Võ làm thuê suốt đêm với đám bạn bè họa sĩ. Hai đứa trẻ sinh ra đều trúng hai mùa triển lãm "Thành tựu kinh tế kỹ thuật". Con đầy tháng, bố "cày đêm toàn tập" cũng kiếm đủ tiền trang trải việc vợ con sinh nở. May mà Anh lại có mấy cô bạn gái thân rất nhiệt tình. Ngày nào cũng vậy, cứ thoát được việc cơ quan, việc nhà là mấy cô lại "đổ bộ" sang cứu trợ. Cơm nước, sữa con cháo mẹ, giặt giũ…đủ kiểu đỡ Chị. Lắm lúc nghĩ cứ…ngượng vì làm phiền người khác nhiều quá. Anh chặc lưỡi "Mình có tốt với bạn thì bạn mới giúp mình thế. Khi họ cần, mình lại xả thân thôi!" Mà Anh làm thế thật. Bạn bè ai cũng quý, cũng nể. Đấy, nghe tin nằm viện thế này mà hôm nào rảnh là đám bạn lại ghé qua, đủ cặp không thiếu một ai.


Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 17.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….
       Người đàn bà luống tuổi ngồi lặng lẽ bên chiếc giường bệnh nhân trên tầng năm Viện tim mạch trung ương. Gian phòng được thuê riêng theo chế độ dịch vụ y tế. Không khí thanh sạch, mát dịu. Đầu giường, những chiếc máy với lỉnh kỉnh dây nhợ và màn hình, đồng hồ, bảng điện nhấp nháy đèn xanh đỏ. Chồng Chị nằm đó, khuôn mặt xanh tái thiêm thiếp giữa đống gối ga trắng muốt. Đường ống mềm nối từ mu bàn tay Anh lên ống dịch truyền phía trên. Anh mới tỉnh lại một vài tiếng đồng hồ sau một cơn choáng nhẹ trước đó. Đôi môi mệt mỏi trễ xuống, hàng râu chưa kịp cạo lởm chởm nhuốm bạc. Nhìn Anh, Chị khẽ thở dài, tay vuốt nhẹ lên bàn tay nổi gân xanh của chồng, mắt ngân ngấn nước.


Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 16.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….
       Lần lượt mở toang các cửa ra hiên, cửa sổ mỗi tầng lầu, Chị lôi chiếc máy hút bụi vào từng phòng, từng ngóc ngách căn nhà dọn dẹp. Bỏ vắng cả chục ngày mà căn nhà chỉ thiếu hơi người ở chứ không bụi bậm, bừa bộn. Hết lầu dưới lên lầu trên, từng không gian sinh hoạt được chăm sóc kỹ càng trông tươi tắn hẳn. Đám rèm cửa lớn bé được tháo ra, tống gọn vào thùng carton chờ gọi nhà hàng dịch vụ tới đem về giặt ủi máy công nghiệp. Sàn gỗ ốp lát mỗi tầng lần lượt được lau chùi sáng bóng, thơm mùi hoa tỏa ra từ các máy xịt thơm phòng và khử mùi hoàn toàn tự động giấu sẵn trong các kết cấu kiến trúc. Lên tầng thượng, Chị mở cánh cửa tum bước ra ngoài thu dọn lá rụng từ giàn hoa giấy lấy bóng mát, chống nóng. Từ trên cao, phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn những ngôi nhà cao tầng mới xây chiếm độ cao trên không gian thành phố mới thấy tốc độ xây dựng nhanh đến chóng mặt ngót chục năm vừa qua. Bộ mặt quy hoạch kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày mỗi mới mẻ, hiện đại. Gần ba mươi năm có mặt tại thành phố sống động nhất nước này, chị cũng như mọi người dân sinh sống nơi đây chứng kiến nhiều sự thay đổi năm nọ qua năm kia đến choáng ngợp. Từ vị trí ngôi nhà của mình, ngắm nhìn mỗi thay đổi chung quanh mới thấm thía sự biến đổi do tác động thời gian lên tuổi tác của mỗi con người. Ráng chiều đang buông xuống. Những vạt nắng cuối cùng đang nhẹ nhàng rời khỏi mặt tiền những ngôi nhà cao tầng phía xa. Bầu trời bắt đầu điểm những vệt mây xẫm dần.


Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

YÊU THƯƠNG MỘT ĐỜI (hay NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU)- Kỳ 15.

(Tiếp theo kỳ trước)
       ……….
       Chiếc xe cấp cứu hú còi ưu tiên chạy giữa dòng người xe đan chen. Chị ngồi lặng bên chiếc cáng thương, tay giữ nhẹ cườm tay người đàn ông đang thiêm thiếp.
       - Liệu có kịp đưa ảnh đến bệnh viện không chị?
       - Kịp em à. Với trang thiết bị trên xe, không có gì đáng phải lo lắng cả. Vấn đề là ở khả năng đề kháng của anh ấy. Lẽ ra, ngay đầu sáng anh ấy phải báo cho chị biết về cơn choáng nhẹ hồi đêm. Khi thấy chuông báo, chị chạy lên thì anh ấy đã hôn mê rồi. Chỉ đủ thời gian sơ cứu rồi gọi xe. Cho đến lúc này, tim mạch vẫn không có biểu hiện xấu. Đến rồi, bệnh viện kia rồi. Kịp cấp cứu rồi em ơi!