NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

NHỮNG ĐỐM SÁNG TRONG ĐÊM.

         Từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Tôi được đào tạo và rồi bươn chải những gần… 40 năm với một lĩnh vực nghề nghiệp rất đỗi bình thường trong xã hội - nghề thư viện. Trong các tác phẩm văn chương, hình ảnh thường thấy của người làm nghề này là những bóng hồng lướt nhẹ giữa những giá sách cao, dài đầy ngồn ngộn. Bóng cô thủ thư nhỏ bé, ẩn mình và…đôi khi mang chút sắc mơ màng. 

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

XUÂN VỀ - TỪ CẢM NHẬN HOA ĐÀ LẠT

           Một mùa xuân mới lại đến. Sắc xuân đang chực chờ trước cửa mỗi nhà, tiếp nhận cảm xúc của mỗi cá nhân trước thềm năm mới. Thay vì đón năm mới bằng cách kiểm đếm năm cũ đang qua, tôi lại hướng đến mùa xuân mới bằng một cảm nhận hoa - cảm nhận về hoa Đà Lạt. Nói đúng hơn là cảm xúc về phong cách sắp đặt hoa của người Đà Lạt qua chuyến đi Tây Nguyên vài tháng trước. Một cảm nhận bất chợt đón xuân về.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

NẮNG GIÓ BAN MÊ VÀ SẮC HƯƠNG NGÀN HOA ĐÀ LẠT.

             Ngót một tuần lễ cho hai điểm đi và đến không phải là con số ấn tượng gì. Nhưng nếu bạn đặt chân lên hai địa danh Ban Mê Thuột và Đà Lạt thì với con số ít ỏi ấy ấn tượng lớn nhất là tiếc nuối. Tiếc nuối vì chuyến đi quá ngắn, quá vội, quá "cưỡi ngựa xem hoa"…Dù vậy, những ấn tượng thu được thì quá… ngợp.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

THU CẢM

Thu về, cái nắng cái gió gợi biết bao cảm xúc. “Thu quyến rũ”, chẳng phải đã khiến Đoàn Chuẩn – Từ Linh say đến bật lên tiếng nhạc lòng. Đời người, bao nhiêu tuổi trải bấy nhiêu thu; không lẽ dửng dưng khi mỗi độ thu về. Tâm trạng ấy có ở đủ hạng người. Từ người nông phu đến kẻ sĩ, nhà thơ. Chả vậy, người nghệ sĩ thường hiến cho mùa thu trĩu nặng gánh thơ nhạc. Tôi không có được cái may mắn nghệ sĩ ấy, song tuổi tác mấy lúc gặp sắc thu sang cũng xúc động tận đáy lòng. Xin có mấy dòng tự sự, âu cũng là cảm xúc cá nhân.

THU CƯỜI.
Thu mang nắng rải vàng cánh bướm
Mưa rong chơi ươm nụ hồng tươi
Hồng đỏ mặt, na cười mở mắt
Đêm xanh trăng nhặt nụ cười ai
Mai sớm trải lòng nên tiếng hát
Lung liêng bát ngát cánh diều thu.


9/2015

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

THU SAY

Nắng thu dâng trải vàng trước ngõ
Phượng khoe hoa đỏ muộn cuối hè
Sao khuya hé nụ quỳnh mở mắt
Vần thơ say nhặt bóng sương lay.
Thu ngân hay khúc đàn tiên cảnh
Tình say hoa nắng ...cánh thu bay?!


Đầu thu,  tháng 9/2015.


Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

NGHĨA TRANG NÀO ÔM GIỮ THÂN XÁC EM TÔI?!

           Lại một mùa tri ân anh hùng liệt sĩ nữa. Mùa thứ 68. Vậy mà em trai tôi, liệt sĩ Nguyễn Huy Lai cũng đã vĩnh viễn ra đi 43  năm rồi. Chú nó hy sinh tại mặt trận Quảng Trị, trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị tháng 7 năm 1972.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

CÂY CẦU VÀ ẤN TƯỢNG TUỔI THƠ

            Tuổi thơ ấu, khái niệm "xa" và "to lớn" thường không cần sự tách bạch. Cái gì quá to, quá đồ sộ cũng được hình dung tương đương nhau như độ…dài quá, xa qúa. Cây cột điện cũng là "to", là "dài". Cây cầu cũng vậy, đã "to" là…dài. Chả thế, nói đến sự to và dài thường đám trẻ con thời chúng tôi thường thách nhau: "Đố chúng mày lên cầu Phú Lương đấy!?". Vâng, dân thị xã Hải Dương chúng tôi thời đó từ bé chí nhớn không ai không biết đến cái địa danh và cây cầu to vật này. Có điều, hiểu tường tận về nó thì lại là việc khác.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

NƠI CHỐN VÀ CON NGƯỜI - NHỮNG DẤU ẤN KỶ NIỆM

         Theo năm tháng, cuộc sống mỗi cá nhân ngoài sự trưởng thành ẩn dưới tuổi tác và những nếp nhăn già dặn luôn mang trong ký ức những kỷ niệm và trải nghiệm về con người, nơi chốn. Đối với những người từng trải qua những di dời nơi sinh sống thì điều đó càng sâu nặng. Sâu nặng đến mức máu thịt, nặng lòng.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

CON TRẺ - VẾT DẤU CỦA KÝ ỨC NGƯỜI LỚN

          Từ ký ức riêng của mỗi người, chúng ta thường nhìn cuộc sống với trăm chiều soi chiếu. Người thì từ bóng dáng mẹ cha sinh thành, người thì từ mái nhà gốc cây ngọn cỏ quê hương, người thì nhớ lại tuổi trẻ từ bạn bè thân bằng cố hữu…Song còn một cách soi chiếu khác, đó là cách quy chiếu bản thân từ chính những đứa con của mình. Chúng ra đời, lớn khôn, học hành, yêu đương và đến lượt chúng, chúng lại có những đứa trẻ của riêng chúng. Đó phải chăng là cách quy chiếu quá khứ từ quan hệ cộng đồng, máu huyết, dòng giống…

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA.

          Tuổi già, tuổi của những nỗi u hoài, khi nhớ về thời thơ ấu giỏi lắm cũng chỉ nhớ được những dấu vết ngô nghê. Mà cũng không phải ở bất kỳ giai đoạn nào… Thời vô thức ấu trĩ ấy, nếu có nhớ được cũng chỉ có thể nhớ về những bước chân đầu tiên theo chúng bạn tới trường. Cấp Một chỉ là thời của những phát hiện mới mẻ ngoài gia đình. Cấp Hai chính là cấp để lại nhiều dấu ấn nhất vì biết thế nào là tình bạn. Cấp Ba là cấp ngấp nghé sự trưởng thành, bắt đầu e ấp những nhớ nhung trai gái…Cho nên, nếu nói về thời học phổ thông, những suy nghĩ, xét đoán được gợi ra một cách mạch lạc chính là những năm cấp Hai. Những vết khắc đầu đời về chúng bạn, về sự khai tâm phải nằm ở giai đoạn này. Lại cũng nói thêm rằng, giai đoạn ấy chúng tôi đang được sống hoàn toàn trong khung cảnh thanh bình, những năm 1954 - 1964.