TUỔI NGOÀI 60 KỂ NHƯ ĐÃ BƯỚC VÀO MÙA THU CỦA CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI. NGƯỜI LẠC QUAN COI GIAI ĐOẠN NÀY LÀ "MÙA THU VÀNG" CỦA ĐỜI MÌNH. NGƯỜI KHÁC VỚI NỖI LO TUỔI TÁC VÀ BỆNH TẬT COI ĐÂY LÀ MỘT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN. LÀ NGƯỜI LẠC QUAN TÔI COI TUỔI NÀY LÀ TUỔI ĐỦ ĐỘ CHÍN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CỦA TỪNG TRẢI CUỘC ĐỜI. ĐIỀU ĐÓ KHIẾN TÔI MONG MUỐN HƯỚNG TỚI SỰ CỞI MỞ. ĐÓ LÀ LÝ DO NGƯỜI VIẾT BLOG NÀY TỰ GỌI NHỮNG TÂM SỰ CỦA CÁ NHÂN MÌNH LÀ "TỰ KHÚC THU"
NHA TRANG MÙA THU
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - NGHĨ VỀ ĐẠO NGHĨA THẦY TRÒ
Cổ nhân ta xưa từng có câu nói rất hay về việc học và đạo nghĩa thầy trò: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Điều răn lớn nhất của câu này là: Làm người, trước sau như một phải luôn ghi lòng tạc dạ công ơn những ai đã (nuôi) dạy mình nên người, bởi có ai nên người mà không phải từ những điều đã được dạy, được học?...Trong cuộc sống của mỗi cá nhân ngày nay, việc học làm người, kể cả việc học chữ học nghề…đâu cũng là việc học. Và nhờ đó, quan hệ thày trò luôn được đề cao, ơn nghĩa với những người thầy đã từng dạy dỗ mình trong suốt cuộc đời của mọi thế hệ học trò đều được hiểu là "đạo nghĩa". Còn nói đến sự học thì việc học suốt đời luôn là quá trình theo đuổi không ngưng nghỉ, và nhờ thế cá nhân mỗi người thường được học với rất nhiều người thầy khác nhau. "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân"…Hồ Chí Minh từng có lời dạy mang tầm vóc "nhà văn hóa lớn" trong sự nghiệp của mình như vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)