...."Thực hiện
chủ trương của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kiểm kê, lập hồ sơ trình
Chính phủ công nhận Nghi lễ Chầu văn của người Việt là di sản Văn hoá phi vật
thể quốc gia và trình tổ chức UNESCO Thế giới công nhận Nghi lễ Chầu văn là di
sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội
đã ban hành kế hoạch triển khai số 2356 KH/SVHTTDL- QVH ngày 31/07/2013 để tổ
chức Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội lần thứ nhất năm 2013." (Trúc Diệp- Báo
Dân trí điện tử. Thứ Ba,
24/09/2013)
TUỔI NGOÀI 60 KỂ NHƯ ĐÃ BƯỚC VÀO MÙA THU CỦA CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI. NGƯỜI LẠC QUAN COI GIAI ĐOẠN NÀY LÀ "MÙA THU VÀNG" CỦA ĐỜI MÌNH. NGƯỜI KHÁC VỚI NỖI LO TUỔI TÁC VÀ BỆNH TẬT COI ĐÂY LÀ MỘT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN. LÀ NGƯỜI LẠC QUAN TÔI COI TUỔI NÀY LÀ TUỔI ĐỦ ĐỘ CHÍN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CỦA TỪNG TRẢI CUỘC ĐỜI. ĐIỀU ĐÓ KHIẾN TÔI MONG MUỐN HƯỚNG TỚI SỰ CỞI MỞ. ĐÓ LÀ LÝ DO NGƯỜI VIẾT BLOG NÀY TỰ GỌI NHỮNG TÂM SỰ CỦA CÁ NHÂN MÌNH LÀ "TỰ KHÚC THU"
NHA TRANG MÙA THU
Hiển thị các bài đăng có nhãn GHI CHÉP - LỄ HỘI DÂN GIAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GHI CHÉP - LỄ HỘI DÂN GIAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
“XUÂN THU NHỊ KỲ” – NHỮNG KHUÔN MẶT VÀO HỘI.
Trong sâu thẳm của
ký ức cộng đồng, lễ hội luôn chiếm vị trí hết sức sâu đậm. Gắn với các lễ nghi
tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội dân gian như nguồn nước tươi mát tắm tưới cho khát
vọng cộng đồng thể hiện ước mơ thống đoạt số phận, thâu tóm quyền lực siêu
nhiên của cư dân mọi nền văn hóa. Có vẻ, trong những màn diễn xướng dân gian
hoành tráng cuốn hút cả trăm, cả ngàn vạn
con người ấy sức lan tỏa không chỉ riêng đối với từng cá nhân mà luôn là sự cố
kết cộng đồng bền chặt những lễ nghi, tập tục
và cả niềm hoan ca giải thoát. Những nguồn lực lớn lao ấy lại xuất phát
từ thôi thúc mùa vụ, mang theo hơi thở, sắc thái sinh sôi nảy nở và tích tụ
năng lượng tự nhiên khiến màu sắc lễ hội luôn tràn ngập sự thăng hoa, lung linh
huyền ảo niềm tin tâm linh tín ngưỡng. Trong không gian dân dã mà sang trọng,
con người – chủ nhân đồng thời là tác giả thật sự của ngọn nguồn lễ hội bộc lộ
chân thật mọi cảm súc đời thường. Chẳng thế, dân gian có câu “Xuân Thu nhị kỳ”
để đánh dấu hai mùa lễ hội thường niên. Tâm thế, cảm xúc hội hè tràn ngập nhà
nhà, người người. Vùng quê thường khi tĩnh tại vào mùa lễ hội sôi động và cuốn
hút khó cưỡng.
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013
LỄ HỘI ĐÌNH CHÙA DƯỠNG THÁI XÃ PHÚC THÀNH, HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG
Vào thế kỷ
18, 19 làng Dưỡng Thái còn thuộc tổng Bất Nạo, huyện Kim Thành, trấn
Hải Dương. Sau cách mạng tháng 8/1945 thôn Dưỡng Thái thuộc xã Phúc Thành,
Hải Dương. Xã Phúc Thành nằm ở phía Bắc huyện Kim Thành, có hai thôn
là Dưỡng Thái và An Thái. Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 07/10/1995 của
Thủ tướng Chính phủ tách thôn An Thái và một phần xóm 3 thôn Dưỡng
Thái thành lập Thị trấn Phú Thái. Phần còn lại của thôn Dưỡng Thái là
xã Phúc Thành ngày nay. Xã Phúc Thành nằm bên đường Quốc lộ 5 tuyến Hà
Nội - Hải phòng, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cho giao thương, kinh
tế và phát triển văn hóa, du lịch. Phía Bắc, giáp sông Kinh Môn nhìn
về phía đỉnh An Phụ nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu. Phía Nam giáp
với xã Kim Anh. Phía Đông giáp thị trấn Phú Thái và sông Kinh Môn. Phía Tây
giáp với xã Kim Xuyên. Xã Phúc Thành có cụm di tích lịch sử quốc gia
là Đình - Chùa Dưỡng Thái, là một trong số ít các di tích bao gồm
cả đình và chùa (toàn tỉnh chỉ có 11 di tích đình - chùa là DTLSQG)([1])cùng
được công nhận là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1568
QĐ/BT ngày 20-4-1995. Đình - Chùa Dưỡng Thái còn có vị trí mở đầu tuyến
các di tích quan trọng trong tiểu vùng Kim Thành - Kinh Môn với một
loạt di tích quan trọng, có ý nghĩa vùng văn hóa trọng điểm của
tỉnh Hải Dương như Đình Huề Trì, khu di tích An Phụ - Tượng đài Trần
Hưng Đạo, động Kính Chủ…Đó là những địa danh quá quen thuộc đối với
khách thập phương và xứng đáng
được coi là một trong những tài nguyên du lịch của tỉnh.
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
LỄ HỘI ĐÌNH NGỌC UYÊN
Đình Ngọc Uyên
thuộc Phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương. Ngôi đình xưa đẹp đến mức bia
"Ngọc đình bi ký" được lưu giữ trong Đình làng Ngọc Uyên mô tả với
rất nhiều mỹ tự:
…."Ngôi đình ở phía đông thành Phượng,
đó chính là Đình Ngọc Uyên. Bao quanh đình hai bên tả hữu là sông Thái Bình. Xa
xa cảnh đẹp thu vào tầm mắt là án Ngọc Lặc cao chót vót. Phía trước giao lưu
chảy xiết với sông Lục Đầu. Phía sau cây cối tươi tốt xum xuê. Nổi gần đẹp mắt
đó là điền Triều (ruộng Triều). Trên dưới phì nhiêu tươi tốt. Nghìn cây cổ thụ
râm mát là nơi chim chóc tụ hội véo von. Đường rộng thênh thang, ngựa xe qua
lại tấp nập. Ngôi đình quả là một danh lam thắng cảnh vậy"…
Làng Ngọc Uyên (玉淵)(tên Nôm là làng Đũi) xưa
còn một ngôi văn chỉ cạnh đình Ngọc Uyên bây giờ. "Từ chỉ bi ký" -
Bia ghi công đức của Hội tư văn bản xã có bài minh chép hai câu như sau:([1])
清 林 勝 地 第 一 玉 淵
文 風 初 振 逃 脈 永 傳
人 才
世 出 科 甲 步 聯
碑 成 之 後 福 享 憶 年
Phiên
âm như sau:
Minh viết:
Thanh Lâm thắng địa đệ nhất Ngọc Uyên.
Văn phong sơ chấn đạo mạch vĩnh truyền
Nhân tài thế xuất khoa giáp bộ niên
Bi thành chi hậu phúc hưởng ức niên
Dịch nghĩa rằng:
Đất Ngọc Uyên là nơi thắng cảnh đẹp
nhất huyện Thanh Lâm
Văn hóa phong tục thuần hậu nổi tiếng
mạch đất mãi lưu truyền
Nhân tài xuất
thế qua các khoa giáp đều kế tiếp nhau đỗ đạt
Ghi lại trên
bia để muôn đời, phúc hưởng ngàn năm.
….
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)