Ngót một tuần lễ cho hai điểm đi
và đến không phải là con số ấn tượng gì. Nhưng nếu bạn đặt chân lên hai địa
danh Ban Mê Thuột và Đà Lạt thì với con số ít ỏi ấy ấn tượng lớn nhất là tiếc
nuối. Tiếc nuối vì chuyến đi quá ngắn, quá vội, quá "cưỡi ngựa xem
hoa"…Dù vậy, những ấn tượng thu được thì quá… ngợp.
TUỔI NGOÀI 60 KỂ NHƯ ĐÃ BƯỚC VÀO MÙA THU CỦA CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI. NGƯỜI LẠC QUAN COI GIAI ĐOẠN NÀY LÀ "MÙA THU VÀNG" CỦA ĐỜI MÌNH. NGƯỜI KHÁC VỚI NỖI LO TUỔI TÁC VÀ BỆNH TẬT COI ĐÂY LÀ MỘT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN. LÀ NGƯỜI LẠC QUAN TÔI COI TUỔI NÀY LÀ TUỔI ĐỦ ĐỘ CHÍN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CỦA TỪNG TRẢI CUỘC ĐỜI. ĐIỀU ĐÓ KHIẾN TÔI MONG MUỐN HƯỚNG TỚI SỰ CỞI MỞ. ĐÓ LÀ LÝ DO NGƯỜI VIẾT BLOG NÀY TỰ GỌI NHỮNG TÂM SỰ CỦA CÁ NHÂN MÌNH LÀ "TỰ KHÚC THU"
NHA TRANG MÙA THU
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOẢNH KHẮC DỌC ĐƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOẢNH KHẮC DỌC ĐƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
CHUYỆN TỪ NHỮNG CHUYẾN ĐI, NHỮNG HÌNH ẢNH NHẮC NHỚ
Sự bận rộn, kể
cả sự lười lĩnh lắm khi khiến người có Blog cá nhân như tôi bỏ bẵng những trang
viết của mình. Để đôi khi, mở trang thấy bạn bè, người quan tâm vẫn cần cù truy
cập mỗi ngày khiến tự thấy mình có lỗi với mỗi cú “nhấn chuột – Click” của bạn
bè, cộng đồng mạng. Quá trình “tự kiểm” ấy thôi thúc tự bản thân mình phải cố gắng,
phải duy trì sự đối thoại; dù cho đó chỉ là sự đối thoại với “thế giới ảo”.
Nhưng thế giới này ngày nay mỗi lúc mỗi thêm đồng quan điểm “Thế giới phẳng” thì
cái sự đối thoại “anh - tôi, tôi - cộng đồng” cũng là cái gốc của sự đối thoại “tôi
- mình”; có gì đâu mà phải tránh né. Bởi thế, mở trang mỗi ngày hay chỉ mỗi tuần,
mỗi tháng cũng đều là một cú “Click” - một động thái mở trang. Viết là sự tồn tại,
tôi nhớ ai đó nói vậy. Và thấy việc viết một điều gì đó, miễn là có ích cho
mình, cho người thì cứ viết cho thỏa chí.
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013
VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP- VỊ TỔNG TƯ LỆNH, VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC VĨ ĐẠI TRONG LÒNG NHÂN DÂN VIỆT NAM.
12 giờ hôm nay,
ngày 11 tháng 10. Đất nước, dân tộc Việt Nam xót đau bước vào những giờ phút Quốc
tang trang trọng tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong tâm khảm mỗi người
dân Việt Nam, Người là hình tượng vĩ đại của thời đại Hồ Chí Minh. Dòng người đến
viếng tại tư gia Đại tướng đã thể hiện niềm tiếc thương của hàng triệu
trái tim Việt và bạn bè thế giới. Truyền thông đưa tin …”Ngay sau khi ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đón những người dân cuối cùng vào
viếng Đại tướng và đóng cửa lúc 9h30 tối 10/10, ở phía ngoài, 103 ngọn nến đã
được thắp lên. Lễ
tưởng niệm nhỏ đã được người dân tự tổ chức với một phút mặc niệm bày tỏ tình
cảm đối với vị tướng huyền thoại. Những người dân cuối cùng vào viếng Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã hô vang tên ông 3 lần, sau đó hát Quốc ca.”
Ảnh: TRẦN HỒNG - "TRÍ THỨC TRẺ"
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
CÙNG NGẮM CÔNG TRÌNH ĐỀN THỜ CHU VĂN AN TRÊN NÚI PHƯỢNG HOÀNG, XÃ VĂN AN, HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG
Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt Wikipedia
trên Internet viết về Thày Chu Văn An thế này:
….”Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh
Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch
sử Việt Nam, được phong tước Văn
Trinh Công nên đời sau quen gọi
là Chu Văn An.
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh
Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng
Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch,
ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám,
dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đờiDụ Tông,
ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông
chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương),
lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết
sách cho tới khi mất.
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
LÊN THĂM NGŨ NHẠC LINH TỪ - KHU DI TÍCH CÔN SƠN KIẾP BẠC, HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG
Tọa lạc trên đỉnh Phượng Hoàng gồm 5 kệ thờ
được dựng bằng đá nằm trên 5 đỉnh núi, có rừng thông bao phủ cảnh rất hữu tình.
Từ nơi đặt bàn thờ chính khách vãn cảnh có thể thả mình trong mây nước ngắm phong
cảnh mênh mông bát ngát xung quanh, có thể nhìn thẳng về sông Cầu, sông Thương
và cả vùng núi trùng điệp phương Bắc.
Núi
Ngũ Nhạc nằm về phía Đông Bắc của Côn Sơn, có 5 đỉnh. Trên các đỉnh núi này
người xưa cho xây 5 miếu thờ sơn thần nên gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”. Chính vì
cách gọi tên “Ngũ Nhạc linh từ” nên nhiều người nhầm hiểu Từ là Đền. thực ra ở
Ngũ Nhạc chỉ có miếu. Miếu có quy mô nhỏ dài 3m rộng 2m, cao khoảng trên 1m.
Kiến trúc giống như một cái lăng, không có mái, trên miếu chỉ có một lư hương
thờ trung thiên. Cách gọi “Ngũ Nhạc linh từ” chỉ là một cách gọi theo kiểu từ
ghép Đền Miếu như một vế của câu đối ở đền Kiếp Bạc: “Từ miếu hinh hương cơ tứ
hải”.
Xét về
ngữ nghĩa của chữ Nhạc có nghĩa là: Năm núi Nhạc, còn chữ Nhạc có nghĩa là núi
thiêng.
Đạo
giáo ở Trung Quốc chẳng những phong danh hiệu cho Ngũ Nhạc mà còn phân chia
chức năng cho từng quả núi.
- Đông
Nhạc - Thái Sơn: Tiêu biểu cho sự tôn nghiêm của Ngũ Nhạc và quản việc cát
hung, hoạ phúc của nhân gian.
- Nam
Nhạc - Hoành Sơn: Thống đốc các loài thuỷ tộc.
- Tây Nhạc
- Hoa Sơn: Quản Ngũ kim và họ nhà chim.
- Bắc Nhạc
– Hằng Sơn: Chủ quản sông, biển, ao, hồ, các loài thú, rắn, rết, côn trùng.
- Trung
Nhạc – Tùng Sơn: Chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực.
Do
ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, ở Côn Sơn, nguời xưa đã xây dựng 5 miếu
thờ trên cùng một dãy núi, vì thế mà có tên Ngũ Nhạc linh từ. 5 miếu trên Ngũ
Nhạc có thể được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII – XIV – là thời kì phát triển
của đạo giáo Việt Nam. Vào thời Trần có đạo sĩ Huyền Vân luyện đan ở núi Phượng
Hoàng nên vua Trần đặt tên là động Huyền Thiên. Ở Côn Sơn có động Thanh Hư và
Ngũ Nhạc có 5 miếu thờ Sơn thần mang đậm chất của đạo Giáo.
Trên
5 đỉnh núi có 5 miếu thờ 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung phương. Căn cứ
vào tên gọi lư hương bằng đá ở miếu cao nhất “Đông lư miếu” 5 miếu này lần lượt
có tên:
Đông phương
miếu: Tượng trưng cho hành mộc – màu xanh.
Tây phương miếu: Tượng trưng cho
hành kim – màu trắng.
Nam phuơng miếu: Tượng trưng cho
hành hoả - màu đỏ.
Bắc phương miếu: Tượng trưng cho
hành thuỷ – màu đen.
Trung phương miếu: Tượng trưng cho
hành thổ – màu vàng.
5
miếu mang những chức năng quản việc cát, hung, hoạ, phúc, thống lĩnh muôn loài
và chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực. Vì thế mới lý giải được vì sao đường
cao, dốc dài, dây gai chắn lối mà các tín đồ phật tử vẫn hành hương lên Ngũ
Nhạc linh từ để cầu phúc, tránh hoạ, mong cho mùa màng phong đăng hoà cốc, quốc
thái, dân an.
Sau
khi được trùng tu, Ngũ nhạc linh từ được khánh thành vào ngày 13/2/2006, tức 16
tháng Giêng âm lịch, đúng vào dịp khai mạc lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc.
Tháng
tám âm lịch tới đây, lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc lại mở. Khách thập phương
về dự khai hội hãy dành thời gian lên đỉnh Ngũ nhạc để vãn cảnh núi non mây
trời kỳ vỹ này. Ngũ Nhạc Linh Từ không chỉ là địa chỉ thiêng cho du lịch văn
hóa tâm linh mà nay còn được nhiều hội viên khí công dưỡng sinh chọn làm nơi
tiếp thụ khí thiêng trong luyện công, dưỡng khí. Dưới đây là video hình ảnh ghi
lại sau một chuyến hành hương.
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
XUÂN NÀY - TRỞ LẠI NHA TRANG
Xuân này, tôi lại có dịp trở lại
thành phố Nha Trang biển đẹp. Sau gần 20 năm rời xa, nay tôi trở lại gặp một
Nha Trang đang mang trên mình một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn du khách. Từng con
đường, từng công trình cũ mới đan xen nhau gợi nhớ bao kỷ niệm một thời. Hãy
cùng tôi ngắm những hình ảnh chụp từ những khoảnh khắc phiêu du kỷ niệm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)