NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN NGHỆ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN NGHỆ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

SẸO NHỤC (TRUYỆN VỪA) - BÌNH DƯƠNG

Truyện đăng lại, sau khi có sửa chữa và bổ sung...Tác giả giữ bản quyền!

(Kỳ 1)

       Trời mùa đông chuyển sang cuối chiều đã lâu lắm. Qua khe cửa lối ra hành lang, nền trời phía ngoài đang chuyển dần sang màu xám sậm. Ấy vậy mà trong căn phòng nhỏ này, mọi thứ cứ chết lặng. Không bóng người qua lại, không gian lờ nhờ không nhìn rõ mặt người. Mọi thứ trong cái không gian bé nhỏ này như bị đóng cứng cô đặc lại, mặc cho những tia nắng cuối cùng còn dây rớt của ráng chiều ngoài kia dần tắt hẳn.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

THU CẢM

Thu về, cái nắng cái gió gợi biết bao cảm xúc. “Thu quyến rũ”, chẳng phải đã khiến Đoàn Chuẩn – Từ Linh say đến bật lên tiếng nhạc lòng. Đời người, bao nhiêu tuổi trải bấy nhiêu thu; không lẽ dửng dưng khi mỗi độ thu về. Tâm trạng ấy có ở đủ hạng người. Từ người nông phu đến kẻ sĩ, nhà thơ. Chả vậy, người nghệ sĩ thường hiến cho mùa thu trĩu nặng gánh thơ nhạc. Tôi không có được cái may mắn nghệ sĩ ấy, song tuổi tác mấy lúc gặp sắc thu sang cũng xúc động tận đáy lòng. Xin có mấy dòng tự sự, âu cũng là cảm xúc cá nhân.

THU CƯỜI.
Thu mang nắng rải vàng cánh bướm
Mưa rong chơi ươm nụ hồng tươi
Hồng đỏ mặt, na cười mở mắt
Đêm xanh trăng nhặt nụ cười ai
Mai sớm trải lòng nên tiếng hát
Lung liêng bát ngát cánh diều thu.


9/2015

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

THU SAY

Nắng thu dâng trải vàng trước ngõ
Phượng khoe hoa đỏ muộn cuối hè
Sao khuya hé nụ quỳnh mở mắt
Vần thơ say nhặt bóng sương lay.
Thu ngân hay khúc đàn tiên cảnh
Tình say hoa nắng ...cánh thu bay?!


Đầu thu,  tháng 9/2015.


Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Chuyện của 30 năm trước: ĐI DỰ KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP THƯ VIỆN KẾT NGHĨA HẢI PHÚ (Bài đăng tiếp kỳ trước)

……
Chiều hôm đó, gần năm giờ lễ tân nhà khách báo Anh Bảy đợi tôi dưới sảnh. Tôi vội xuống, lên xe. Dọc đường, tôi dè dặt nói với Anh Bảy về tâm trạng lúng túng khi dự một cuộc tiếp cơm như thế này. Anh Bảy cười lớn, giọng thân tình: "Thằng Ba này sao mà nhát vậy! Chuyện cũng thường thôi, cha Văn Công hễ nói đến sách báo, thơ văn là vui nổ trời. Nhân có chuyện chú Em vào, Ổng muốn gặp gỡ bạn văn, thơ. Lâu lâu, tụi mình lại ngồi nhậu với nhau một bữa thế này. Lát nữa chú em biết ngay thôi. À mà Anh nói chú biết nhé. Hồi trên cứ, thằng Bảy này là ông Mai của vợ chồng Văn Công đó. Bữa làm lễ, tao vừa làm Mai vừa làm chủ hôn, lại vừa thay mặt cả hai gia đình đó!" Thảo nào? - tôi nghĩ bụng khi nghĩ đến lối nói Anh Văn Công dùng bữa trước "Tôi được Anh Bảy phôn cho..." một cách thân mật. Xe đưa chúng tôi đến phố Phan Chu Trinh, rồi giảm tốc độ rẽ vào một khu khách sạn bề thế. Tôi đọc tấm biển trên cột cổng " Khách sạn giao tế Thắng Lợi- Hotel relattion Thang Loi ". Bên dưới dòng tiếng Anh còn một dòng tiếng Nga nữa. Chúng tôi được tiếp viên khách sạn đưa đến một phòng ăn nhỏ, trong đó chỉ có dăm bảy người. Anh Văn Công chào lớn: "Anh Bảy tới rồi, ngồi đi, ngồi đi!" Anh Bảy xếp tôi ngồi cạnh Anh. Anh lần lượt giới thiệu thực khách để tôi chào hỏi. Người ngồi cạnh tôi, có dáng người nhỏ nhắn, trán cao hơi hói và đôi mắt tinh nhanh sau cặp kính là...nhà thơ Giang Nam, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh. Tôi ngẩn người, tròn mắt. Anh Giang Nam cười lớn: "Lạ lắm hả, biết bài thơ nào của tui không?" Tác giả của bài thơ "Quê hương" nổi tiếng là vậy đó, quảng giao và vui vẻ. Tôi đứng dậy chào Anh, Anh Văn Công cười: "Cứ ngồi, cứ ngồi. Bất ngờ hả?". Rồi lần lượt các Anh: Bằng Tín - Phó Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, Anh Đỗ Như Phước- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Xô tỉnh Phú Khánh, Anh Đặng Ngọc Thiết - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, Nhà văn Nguyên Hồ, nhà thơ Đào Xuân Quý.....và một vài khuôn mặt khác không nhớ hết tên. Bữa ăn không thật thịnh soạn và cấp "nhà nước" như tôi nghĩ. Đơn giản, nhẹ nhàng song đầm ấm và rất vui. Các Anh thay nhau đọc thơ, đàm luận đôi lúc còn "dọn vườn" thơ của nhau khiến bàn tiệc lúc lúc lại rộn lên. Tôi thú thật với Anh Giang Nam rằng mình chỉ biết "giữ sách" chứ văn chương không rành, Anh nói vui: "Thế thì cậu cứ nghe, khi nào thấy chán thì bảo mình. Mà nếu nghe không vào thì "chiêu" mấy ngụm bia cho đã!" Anh Bảy cũng động viên tôi: "Đây là "tiệc thơ", ai có thơ cứ đọc, ai không thích uống thơ thì...uống bia". Tôi thấy thoải mái dần, khi nhỏ nhẹ chuyện với người này, khi nhỏ nhẹ với người khác. Bỗng Anh Văn Công gọi: "Thiêm nè, mình có việc muốn nhờ cậu đó". Tôi hướng về phía Anh, lắng nghe. "Hồi trên cứ, mình viết được khá nhiều thơ. Thơ được đăng trên báo Liên khu Năm có, thơ được Văn nghệ miền in, được Nhà xuất bản Giải phóng in cũng có. Thế nhưng hồi đó, có thơ đăng, thơ in nhưng có được biếu sách mấy đâu. Nhưng mình biết, các thư viện miền Bắc thế nào cũng có. Nhân đây, nếu có thể giúp được, Ông tìm giúp lại cho mình vài tập. Cứ gửi qua đường Bưu điện là mình nhận được". Anh Giang Nam cũng góp thêm: "Việc đó mấy vị "giữ đền" này làm được đấy. Thiêm, Em hứa cái rụp đi cho Ảnh yên lòng!" Chưa biết sẽ tìm và bằng cách gì để có mấy tập thơ đó, nhưng tôi cũng thưa: "Em sẽ gắng, có được Em xin gửi vào cho Anh". Nói vậy nhưng bụng cũng ...lo. Cuộc vui kéo mãi đến hơn tám giờ tối, để lại một không khí quần tụ, ấm cúng và hết sức thân thiết trong tôi. Chia tay với các Anh, tôi cũng nói lời chào tạm biệt và hứa nếu có dịp trở lại xin được đến thăm các Anh. Anh Văn Công nắm tay tôi thật chặt, nói thêm: "Tìm được hay không tìm được mấy cuốn sách cho mình không quan trọng, đừng vì thế mà mất quá nhiều công. Biết có sách ngoài đó là được rồi. Đi đường khoẻ mạnh nghen, cho gửi lời thăm mấy Anh và gia đình ngoài đó. Có dịp ra ngoải công tác, qua Hải Dương mình sẽ ghé vô!" Anh Thiết - Phó Chánh văn phòng UBND vội ghé tai tôi: "Gắng tìm cho Ảnh, Ảnh lo kiếm mãi không được đó!" Tôi bắt tay Anh, nói nước đôi: "Sẽ cố gắng. Khi nào tìm được tôi sẽ báo tin để các Anh biết."(Năm 1986, theo sự điều động của Tổng cục Thống kê, nhà tôi và các cháu chuyển vùng vào Phú Khánh công tác. Tôi đã gửi được qua nhà tôi hai cuốn "Tiếng hát miền Nam" và "Bất khuất" cho Anh. Có được hai tập sách đó là nhờ sự giúp đỡ của Anh Long - Trưởng phòng Lưu chiểu Thư viện Quốc gia Việt Nam (Anh đã mất năm 1988 - 1989 gì đó).


Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Chuyện của 30 năm trước: ĐI DỰ KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP THƯ VIỆN KẾT NGHĨA HẢI PHÚ - (BÀI ĐĂNG TIẾP KỲ TRƯỚC)

(Tiếp theo)
          ……
          Sau buổi lễ kỷ niệm, UBND thị xã Tuy Hoà, ngành văn hoá và thư viện Hải Phú tổ chức chiêu đãi tại nhà khách thị uỷ. Lợi xếp tôi ngồi cùng bàn với Anh Bảy Tính cùng các đồng chí lãnh đạo Thị uỷ, Uỷ ban và Phòng văn hoá thị xã. Đang ăn, anh Bảy gọi "Năm, mày qua đây tao dặn này". Người đàn ông được gọi sáp đến, anh Bảy giới thiệu với tôi: "Đây là Năm Quang, quyền trưởng phòng văn hoá thị xã Tuy Hoà. Hoạt động văn hoá dữ lắm đó" Quay sang Anh Năm, người có dáng thấp đậm, tóc cũng nhuốm bạc, tuổi cỡ xấp xỉ năm mươi, Anh Bảy dặn: "Chăm sóc thằng nhỏ cho kỹ, chuyển nó qua nhà khách Con gà vàng. Giữ chơi vài hôm cho nó lại sức, rồi bảo thằng Tư khi vô Nha Trang họp đưa nó về chỗ tao". Anh Quang dạ dạ rồi vỗ nhẹ vai tôi: "Chú em khỏi lo đi, anh Quang mà chăm thì khỏi khụ khựa gì hết". Bữa đó, tôi không biết đã phải chạm ly với bao nhiêu người, cũng may tiệc chỉ dùng La de (Bia lên men) và không phải dô trăm phần trăm như bây giờ nên chịu được. Người mà Anh Bảy kêu tên "thằng Tư" chính là Anh Nguyễn Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Tuy Hoà lúc đó.


Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Chuyện của 30 năm trước: ĐI DỰ KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP THƯ VIỆN KẾT NGHĨA HẢI PHÚ

       Lời người viết: Trong suốt những năm tháng công tác, cũng như nhiều người khác tôi có khá nhiều những kỷ niệm, dấu ấn vui buồn. Một trong những kỷ niệm ấy đã được viết lại và cơ quan chủ quản đã in thành sách cùng nhiều tác giả khác dưới tiêu đề: "Những kỷ niệm khó quên"- Tập hồi ký Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa Thông tin (28/6/1945 - 28/6/2005). Sách do Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương xuất bản, 2005.
        Nay tôi đưa lại trên trang Blog này để hồi nhớ lại những sự việc xưa:

        Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1985, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Hải Hưng nhận được giấy mời của Thư viện Hải Phú (Thị xã Tuy Hoà - tỉnh Phú Khánh) mời dự lễ kỉ niệm 10 năm thành lập thư viện kết nghĩa Phú Yên - Hải Dương. Ban Chủ nhiệm Thư viện cử tôi - Phó Chủ nhiệm Thư viện vào dự lễ kỷ niệm này.
        Với tôi, sau chuyến đi Thanh Hoá năm 1978 đây là chuyến đi dài nhất được thực hiện tới lúc đó. Năm 1985, là thời điểm mà cả nước đang còn rất khó khăn, việc thực hiện "Giá - Lương - Tiền" mới chỉ bắt đầu, lương tháng tôi được lĩnh vỏn vẹn có tám mươi lăm đồng (85đ 00). Với gia đình tôi, đây quả là chuyến đi ngàn dặm khiến cả nhà lo lắng. Vợ tôi lặng lẽ nhét vào túi tôi một trăm đồng, như thế tôi cầm đi hai phần ba tiền lương của cả nhà. Cộng với tiền tạm ứng Bác Dương Văn Lập - Kế toán Sở ứng cho 1 tháng lương, vốn liếng "xuyên Việt" của tôi ngót nghét 200 đồng.


Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

NGƯỜI KHÁCH ĐỒNG HÀNH TRÊN CHUYẾN TÀU BẮC NAM (Tiếp) - Truyện ngắn.

(Tiếp theo và hết)
.........

       Tôi quay sang cô nhân viên trực toa:
       - Phiền chị thế này nhé. Tôi vừa cho cô gái dùng trứng, gừng để đánh cảm từ bên trong. Chị khẽ nhắc cô gái chỉ chỗ lấy quần áo ra để cạnh gối. Đắp chăn kín ngang miệng cho cô ấy. Khoảng nửa tiếng nữa, cô ấy sẽ đổ rất nhiều mồ hôi. Khi nào thấy ướt hết quần áo, chị giúp cô ấy cởi bỏ ra, mặc bộ khác vào. Cứ như vậy, ướt lại thay. Chỉ ba lần là thấm hết mồ hôi ra, nếu tốt, cô ấy sẽ được giải cảm. Tôi là đàn ông, không tiện làm việc này.
       - Vâng, anh cứ để tôi.
       Quả nhiên, sau nửa tiếng, cô gái đã ra mồ hôi ướt đẫm bộ quần áo đang mặc. Cô nhân viên giúp cô gái lau khô người, thay bộ khác xong thì tàu vào ga Vinh.
       - Anh trông nom cố ấy một lúc nhé, tôi phải làm nhiệm vụ đón khách lên tàu.
       Cô nhân viên đường sắt kéo tay tôi lên ngồi ghé bên chiếc giường tầng trên rồi nhảy xuống, ra đầu toa chuẩn bị đón khách. Bà cụ già cùng anh bộ đội nhẹ nhàng chào tôi rồi tiến ra cửa toa. Tàu dừng bánh. Tiếng hành khách lên xuống toa tàu lao xao. Toa tôi chỉ thêm có một hành khách. Một phụ nữ trung tuổi lên toa thay vào chiếc giường của bà cụ. Thế là toa của tôi chỉ có ba hành khách, trong đó, chỉ có mỗi tôi là đàn ông.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

NGƯỜI KHÁCH ĐỒNG HÀNH TRÊN CHUYẾN TÀU BẮC NAM - (Truyện ngắn.)


         Một ngày đầu mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh. Tôi ngồi yên lặng trước ly cà phê đen nóng. Tiệm Café Trung Nguyên Sport trên đường Trần Quốc Toản, giáp ngã ba Hai Bà Trưng, quận 1, gần Chợ Tân Định nhìn ra đường phố bên ngoài qua ô cửa sổ kính dày, trong suốt. Mới đầu giờ sáng mà quán đã khá đông khách. Trong tiếng nhạc êm nhẹ, tôi chợt cảm giác có người đang nhìn mình. Kia rồi, chỉ cách nơi tôi ngồi hai dãy bàn, có một người thiếu phụ đang nhìn về phía tôi chăm chú. Thấy tôi đưa mắt dò hỏi, người thiếu phụ bỏ đôi kiếng mát, lộ rõ toàn bộ gương mặt thanh tú. Trông quen quen. Lục tìm trong ký ức, giữa bao nhiêu khuôn mặt quen biết tôi không thể nhớ ra người thiếu phụ nọ. Nhưng vẻ mặt rất quen, ít nhất là đã được gặp ở đâu đó. Chợt người thiếu phụ bưng ly nước hoa quả rời chỗ tiến đến chiếc ghế còn trống nơi bàn tôi ngồi. Nghiêng mình lịch sự, chị hỏi nhỏ:"Anh cho phép em ngồi cùng bàn nha!". Tôi vội đáp: "Xin chị cứ tự nhiên, tôi chỉ có một mình ở bàn này". Chị nhẹ nhàng ngồi xuống, miệng cười mỉm duyên dáng. Nụ cười, phải rồi…nụ cười này trông thật quen thuộc. Song tôi vẫn chịu, không nhận ra người thiếu phụ là ai.
      

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

NGƯỜI ĐÀN BÀ SỐNG MỘT MÌNH TRONG CĂN NHÀ CUỐI NGÕ. - (Truyện ngắn.) BÌNH DƯƠNG


       Đêm mùa đông thật lạnh. Chị kéo chiếc chăn len dày lên ngang cổ, khẽ xuýt xoa. Mùa đông năm nay sao lạnh thế. Đã quá nửa đêm, giấc ngủ cứ chập chờn mãi không chịu đến. Ngoài sân, có tiếng lá rụng thật khẽ. Lại một đêm dài nữa, người đàn bà nằm nghe lá rụng. Căn hộ ba tầng, mỗi tầng chỉ mười lăm mét vuông như quá rộng đối với một mình chị. Thêm một mùa đông nữa, chị mong Anh đến trong nỗi nhớ nhung cồn cào.
       Mùa đông này là mùa đông thứ hai, không không phải vậy. Phải nói rằng đã hơn hai năm nay, Anh không ra Hà Nội. Trong ngăn tủ đứng kia, mấy bộ quần áo của Anh vẫn treo đó. Có cả bộ mặc hè, thu có cả bộ mặc mùa đông. Tất cả đều sạch sẽ, thơm tho in dấu tay Chị giặt giũ. Những bộ quần áo treo trên mắc, nhắc đến Anh thật nhiều, mỗi khi chị mở tủ lấy đồ. Phải, hơn hai năm rồi, không thấy Anh bay ra Hà Nội.