NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU
Hiển thị các bài đăng có nhãn VỚI CỘNG ĐỒNG BLOGGER. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VỚI CỘNG ĐỒNG BLOGGER. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

ĐÊM CUỐI NĂM 30 THÁNG CHẠP QUÝ MÃO (09/02/2024)

       Mấy năm trước, giờ này tôi thường mang theo máy ảnh đi dọc các con phố đang chất đầy người xe rộn rịch chờ đón màn pháo hoa chào năm mới bên bờ hồ công viên Bạch Đằng Tp.Hải Dương. Sớm hơn nữa thì ôm máy theo chân khách đi chợ hoa Tết cuối năm ghi lại muôn sắc hoa chờ đến tay người dùng bày Tết…

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

MỘT SẮC XUÂN QUEN THUỘC, MỘT TẬP QUÁN CÓ BỀ DÀY THỬ THÁCH. NHÌN TỪ “TRIỂN LÃM THƯ PHÁP HÁN NÔM CỦA CLB HÁN NÔM HẢI DƯƠNG XUÂN GIÁP THÌN 2024” - Th.s.NGUYỄN HUY THIÊM

Vào ngày Ông Công ông Táo 23 tháng chạp năm nay, Thư viện tỉnh Hải Dương lại tổ chức “Triển lãm Thư pháp Hán nôm” đồng thời với trưng bày báo Xuân 2024. Hoạt động này đã trở thành thông lệ hằng năm. Năm nay điều này trở thành một sự kiện đáng nhớ- cuộc Triển lãm thư pháp cán mốc hơn 25 năm tổ chức, thành lập Câu lạc bộ Thư pháp Hán nôm Hải Dương do Ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội sử học tỉnh liên tục đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT CỦA HAI NHÀ TẠO HÌNH THIỆN NGUYỆN

          15h00 ngày 23/10/2022, tại cơ sở “Nguồn sáng” nơi nuôi dạy các trẻ em khuyết tật tại số 2 phố Đồng Xuân, Tp.Hải Dương khai mở một cuộc triển lãm Mỹ thuật đặc biêt. Cuộc triển lãm mang tên “Ngày sinh nhật” do hai họa sĩ, hai nhà điêu khắc Việt - Mỹ: Đỗ Quốc Vỵ, nguyên giảng viên Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà nội, Hội viên Hội nghệ sĩ tạo hình Việt nam và Nghệ sĩ Gốm Joel Bennett, Đại học Sataroza – Ca – Hoa kỳ tổ chức nhằm giới thiệu các hoạt động tạo hình của học sinh tự kỷ khiếm thị Hải dương dưới sự hướng dẫn của hai nhà hoạt động mỹ thuật từng chung một mục tiêu giáo dục thiện nguyện cho các trẻ khuyết tật nhiều năm qua tại Hải dương. Ngày khai mạc cuộc triển lãm cũng là ngày để các học trò tri ân thầy Joel Bennett nhân ngày sinh nhật của ông.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

CHÚNG TA CÒN GẶP NHAU NHIỀU LẦN NỮA...

             Lứa chúng tôi, những cựu học sinh Trường cấp III Hồng Quang niên khóa 1964-1967 ngày đầu nhập trường là vào đầu tháng 9/1964. Năm học ấy trở thành dấu ấn thật sâu sắc trong mỗi người chúng tôi. Khóa chúng tôi  có đến bốn lớp chỉ tụ hội thật đầy đủ duy nhất có mỗi năm đó, khi đang theo học lớp 8/10 hệ giáo dục 10 năm thập kỷ 60 – 70...Chỉ sau đó vài tháng, miền Bắc bước vào cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, các trường học vùng đô thị thực hiện những quy định ngặt nghèo thời chiến. Chúng tôi chỉ còn một hai lớp ít ỏi ở lại học sơ tán cách thị xã 5-7 cây số. Một số bạn bè các lớp sơ tán về các trường cấp 3 các huyện trong tỉnh hoặc theo gia đình, hoặc cùng bố mẹ sơ tán cùng các cơ quan nhà nước...Vậy có nghĩa là, khóa chúng tôi chỉ học chung trường năm học 1964 – 1965. Vậy nhưng hơn 30 năm sau tụ hội lại, chúng tôi vẫn găp nhau với danh nghĩa đồng môn khóa học. Và năm nay, có một cuộc gặp như thế, vừa để kỉ niệm 55 năm ra trường, vừa để cùng chia vui với 20 năm thành lập Hội đồng môn cấp III Hồng Quang (khóa học 1964-1967) thị xã Hải dương.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

"TỶ PHÚ… THỜI GIAN"

          Thời nay, mấy cụ “Người cao tuổi” lúc “trà dư tửu hậu” thường đắc ý tự nhận mình thuộc hệ “Tỷ phú thời gian”. Ấy là lúc thần thái bình ổn, “chân nhẹ bước cao”, không có mấy lúc ốm vặt, khù khờ, lật đật...ới một câu là “nhập bọn lên đường” xê dịch. Vì thế, phải thêm “đuôi” “trách nhiệm hữu hạn” vào để nhắc các cụ chớ tự đắc quá!

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

THÊM MỘT LẦN TRỞ LẠI "HUẾ XƯA"

         Nói là trở lại, với một vùng đất vương triều như cố đô Huế cũng chỉ là một thói quen của cách nói, cách cảm nhận; nhất là với một cá nhân khi tới Huế chỉ với một động cơ thường tình...ghé Huế chơi, nhân một chuyến đi. Vậy thôi! Là một kẻ vãng du, cái cảm nhận của người đi để biết, để ngắm xem vốn hời hợt, suy nghĩ cảm nhận chỉ là "khách nhân". Nói là trở lại cũng bởi vì ngay từ những năm tám mươi, chín mươi của thế kỷ trước đã từng có những chuyến đi tiếp cận vùng đất này hoặc do công việc, hoặc do có dịp theo các đoàn du lịch, tham quan, hội họp...v..v..trước đây nên mọi cảm nhận thu được cũng chỉ thấy lớp vỏ ngoài, những cảm quan vội vã va đập rồi lại dễ dàng trôi qua trong kí ức. Vậy nên, cái có được cũng chỉ nên cho là sơ khái, thấy được biết được cũng chỉ như một thoáng bất chợt bắt lấy hình ảnh ngoại quan...Không dưới hơn chục lần, tôi có dịp đến Huế với tâm thế như vậy. Chỉ khác nhau ở mỗi điểm là ở mỗi dịp đến Huế, tuổi mỗi lúc lại cao hơn lần trước, mà lần này lại là ở tuổi "xưa nay hiếm". Tuổi ngoài bảy mươi rồi không dám nói là già, nhưng cũng không có lại được cảm giác háo hức, tìm kiếm như xưa...

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

"ĐÒ LÊN THẠCH HÃN..."

       Trở lại ĐÀI TƯỞNG NIỆM BẾN HOA bên dòng sông Thạch Hãn khi tuổi đã ngoài Bảy mươi, tôi muốn thêm một lần được thăm lại nơi Em trai tôi - Liệt sĩ Nguyễn Huy Lai (1954 - 1972) đã ngã xuống trong tư thế đối mặt với làn đạn quân thù để thực hiện vẻ vang nghĩa vụ chống Mỹ cứu nước của tuổi trẻ thế kỷ hai mươi trong trận chiến 81 ngày đêm tiến công giải phóng và bảo vệ thành cổ Quảng trị tháng 7 năm 1972. Mười năm trước, khi có mặt tại lễ tưởng niệm 40 năm chiến thắng Quảng trị, tôi đã từng được chứng kiến đồng đội Em làm lễ thả hoa ghi ơn và tưởng niệm đồng đội tại Bến hoa trên dòng Thạch Hãn ghi nhớ công ơn các Liệt sĩ đã nằm lại dưới lòng con sông máu trong trận chiến khốc liệt tháng 7/1972 này; dự chương trình nghệ thuật tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ giưa ngàn vạn đốm sáng hoa đăng thả sáng mặt sông đêm Thạch hãn theo sóng nước trôi xuống từ phía cây cầu sắt lịch sử, viếng nghĩa trang Liệt sĩ Trường sơn, nghĩa trang đường 9, và một vài nghĩa trang địa phương lân cận mong dò tìm ngày mất cụ thể của Em mình...Để rồi ngậm ngùi chấp nhận một thực tế về hài cốt người thân nằm lại dưới lòng sông, lấy ngày mất của hàng loạt nấm mộ có tên trên bờ đa số có ngày mất trùng với sự kiện bên dòng sông Thạch hãn ngày đó làm ngày giỗ chính thức cho con em mình.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

THỜI GIAN NHƯ "BÓNG CÂU"

        Trong sinh hoạt đời thường của người cao tuổi, việc nhớ về những năm tháng đã qua luôn là một thách thức đối với kí ức và tuổi tác. Khi chưa có điểm tựa công nghệ, mọi lưu giữ về thời gian đã qua chỉ trông mong vào trí nhớ và những ghi chép chữ nghĩa. Tuổi càng cao, trí nhớ suy giảm thì kí ức của thời đã qua bị cản trở với thói tật "quên quên, nhớ nhớ". Con trẻ chỉ biết trông cậy vào năng lực hồi nhớ của người cao tuổi để biết về những dấu mốc…"ngày xưa" của cha ông mình. Thật may mắn khi thế giới hiện đại đã cho con người vô số công cụ hữu ích không chỉ hình ảnh mà còn cả âm thanh về những câu chuyện trước đó cả hàng chục năm nhờ vào công nghệ ghi chép văn tự, âm thanh, hình ảnh…Và nhờ thế, kí ức xưa cũ, kỉ niệm qua từng năm tháng… đã có nhiêu phương tiện kỹ thuật hỗ trợ giúp phục dựng lại những dấu ấn của thời gian đã qua. Nhưng cũng bởi vậy, sự tiếc nuối thời gian đã qua lại trở nên ngày càng sâu đậm, thách thức không chỉ với các sự kiện mà còn cả …với "sức khỏe tinh thần". Cá nhân con người không chỉ thấy tâm trạng 'bồi hồi" trước cảnh xưa người cũ, mà còn "day dứt khôn nguôi" khi thời gian trong "thế giới phẳng" được công nghệ hỗ trợ nhiều khi đến mức "nhẫn tâm", "dày vò" với những sự kiện, sự vật đã trôi qua bởi thời gian và tuổi tác. Và rồi càng hiểu rõ hơn quá khứ đã thách thức và rèn giũa đời sống con người, tâm trạng tình cảm đến đâu khi thấm thía câu "Thời gian như bóng câu ngoài cửa" (thời gian qua nhanh; thời gian như bóng câu qua khe cửa - thời gian qua nhanh như bạch mã lướt nhanh qua khe cửa).- (白驹过隙 Hán Việt: BẠCH CÂU QUÁ KHÍCH) (mời tra trên Google). Người Việt còn nói: “Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ”…Hoặc cảm thán đến mức "Chao ôi! Chỉ mới đó thôi! Vậy mà…". Tuổi càng cao, nỗi niềm này càng trở nên nặng nề trong tâm trí…

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - NGHĨ VỀ ĐẠO NGHĨA THẦY TRÒ

         Cổ nhân ta xưa từng có câu nói rất hay về việc học và đạo nghĩa thầy trò: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Điều răn lớn nhất của câu này là: Làm người, trước sau như một phải luôn ghi lòng tạc dạ công ơn những ai đã (nuôi) dạy mình nên người, bởi có ai nên người mà không phải từ những điều đã được dạy, được học?...Trong cuộc sống của mỗi cá nhân ngày nay, việc học làm người, kể cả việc học chữ học nghề…đâu cũng là việc học. Và nhờ đó, quan hệ thày trò luôn được đề cao, ơn nghĩa với những người thầy đã từng dạy dỗ mình trong suốt cuộc đời của mọi thế hệ học trò đều được hiểu là "đạo nghĩa". Còn nói đến sự học thì việc học suốt đời luôn là quá trình theo đuổi không ngưng nghỉ, và nhờ thế cá nhân mỗi người thường được học với rất nhiều người thầy khác nhau. "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân"…Hồ Chí Minh từng có lời dạy mang tầm vóc "nhà văn hóa lớn" trong sự nghiệp của mình như vậy.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

MỪNG NGÀY 8 THÁNG BA

        Liên tục hai năm liền, ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng Ba tưởng chừng bị lỗi nhịp vì đại dịch Covid 19. Dù vậy, trong khó khăn, dịch bệnh vai trò người Bà, người Mẹ, người vợ, người phụ nữ thảo hiền...luôn là nơi dựa yên bình, an toàn cho gia đình con cháu. Nhân ngày đặc biệt này xin giành những lời chúc tốt đẹp, thân thương nhất gửi đến các Cụ, các Bà, các Chị, các em và các con cháu...Mong các Cụ, các Bà, các Chị các em và con cháu luôn bền sức, bền lòng và luôn vui khỏe hạnh phúc bên gia đình và con cháu, phát huy truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu cùng cộng đồng và gia đình giữ mãi nếp nhà trong ấm ngoài êm...











Hải dương, 07/03/2021

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 27

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Tối khuya, Thanh Hương chỉ quấn quanh người tấm khăn tắm rộng mềm mại loay hoay dọn giường ngủ. Vợ chồng cô vẫn thế, cứ tắm xong trước giờ nghỉ đêm thế này chỉ choàng thêm tấm khăn bên ngoài rồi "lượn" khắp nhà. Căn hộ trên tầng tám chung cư rộng rãi tới 70 m2 ở khu Trung hòa - Nhân chính này chỉ trần có hai người lớn với nhau mà có đến ba phòng. Con cái chưa có nên họ sinh hoạt với nhau thật thoải mái. "Tự do muôn năm!", hứng lên Sơn thường hét toáng lên như vậy. Sau đó lại vờ "mếu máo"…"dưng mà buồn đến cô ni". Mỗi khi như vậy, hai vợ chồng chợt chùng xuống thoáng buồn rồi sau đó lại trêu chọc nhau cho…quên!

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 24

(Tiếp theo kỳ trước)

....

       - Ông "Đói" ơi, Quang đây! Tao vừa ra được hai hôm, đang ở Hà nội. Như mọi khi, trưa nay "giao ban" ở quán bia Hải Xồm xế bên Nhà hát lớn thành phố nha...

       - Trưa nay thì "bể sô" rồi, lão “Đà râu” à?! Tao đang chờ thay kíp mổ, trưa mai đi! Mai tao nghỉ bù rồi có cả ngày với mày...Thế nhé, cấm "phản kháng"! Bữa trưa mai tao đãi....

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG



Kỳ 23 

(Tiếp theo kỳ trước) 

.... 
      Trời dần về chiều, ráng hồng từ khoảnh khắc hoàng hôn nhuộm một màu huyền ảo lên pho tượng Phật Quán thế âm. Trên đường về nhà, Hai Quang rủ rỉ: "Tết ra, thanh minh năm tới má con mình ra thắp nhang cho ba nha má...!" 

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 13 - 14

(Tiếp theo kỳ trước…)

Tắm táp gột rửa bụi đường sau chuyến đi, Hai Khánh lấy xe máy chạy ra nhà nghỉ Bình Minh, đường “2 tháng Tư”. Vừa hỏi tên người khách nghỉ có tên là Kỉnh, anh đã thấy một người đàn ông có tuổi đang ngồi đọc báo bên chiếc bàn nước cạnh quầy lễ tân góc cửa đứng vội dậy bước tới.

-        Tôi đây, Kỉnh đây. Anh là cháu Khánh?!....

- Dạ... Con chào Cậu, Cậu chờ con mấy hôm rày sao?! ...

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 11

(Tiếp theo kỳ trước…)

Ngày nghỉ Hai Khánh cũng không có đi đâu cả. Anh nằm dài trên chiếc võng dù ba thường nằm mỗi trưa bên quầy hàng tạp hóa của má. Ngó nhìn căn nhà nay chỉ còn một mình một bóng, anh chìm trong dòng suy tư hồi nhớ những ngày trong căn nhà nhỏ còn đủ bóng ba, má qua lại trong nhà. 

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 10

(Tiếp theo kỳ trước)

…  

       Khi về được đến nhà sau hơn hai ngày xe đò, anh mới thấm thía với nỗi tiếc nuối của đứa con ở xa gia đình. Má bệnh hàng nửa năm rồi, bà đột ngột ngã bệnh với cơn đau ngực bất thần. Ba anh thật có lá gan to quá trời. Chuyện vậy mà chịu nín một mình, không có tin ngay cho thằng con. 

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 9

(Tiếp theo kỳ trước….)

  

       Nhìn khuôn mặt mệt mỏi của con út, dì tin nó biết nghe lời dì. Trước nay, nó không dám trái lời dì bao giờ. Chỉ thương nó, đầu xanh tuổi trẻ...Cũng may, nó còn có dì để tựa vai yên ủi...Vái lạy giời đất, cầu trời khấn phật đoái thương độ trì mong cho mẹ con nó sinh nở bình yên! Trong câu chuyện sau hàng tháng trời không có tin tức của Hai Khánh, bà mang máng cảm nhận có điều gì đó không ổn nhưng không dám nói ra, sợ con nhỏ nghĩ ngợi tổn sức. Út Thương ngày ngày dựa cửa trông tin, song cũng giữ nằm lòng niềm tin về mối tình sông nước. Nó nghĩ chắc ảnh phải mắc việc chi lớn lắm mới im lặng lâu vậy. Cái thai trong bụng cứ mỗi tháng mỗi lớn. Đêm đêm, con Út thì thào chuyện với mầm sống bé bỏng nằm ẩn sâu trong lòng mình, yên ủi nó: “Ba Khánh chắc nhớ má con mình lắm nha...?!”

...

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 5

(Tiếp theo kỳ trước…)

.......      

       - Vậy dám là thằng cháu cảm hàn rồi. Thế con làm gì mà gặp chuyện vậy?!

       - Con là công nhân xí nghiệp trắc đạc thủy văn Gò Tràm ngoài ngã ba Kinh Tây. Bữa qua đi một mình ghi chép mực nước sông vào mùa. Đang đi gặp cơn mưa, rồi thấy lạnh run lên, mặt mũi tối sầm...Sáng nay mở mắt thấy nằm trên bộ ván kia, không dám làm dì và em thức giấc, đành ra đây ngồi chờ. Hóa ra, dì và em đây đã cứu giúp con bữa qua. Thật không biết lấy gì để hàm ơn dì và em...

       - Con khỏi bận lòng. Thấy con gặp nạn, không gặp dì và con Út, gặp người khác cũng được giúp vậy thôi. Thế đã thấy đỡ mệt chút nào chưa?! Ngó bộ dạng con hồi hôm, dì hết cả hồn. Đã lo không cứu được...

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 4 (Tiếp theo kỳ trước)

       - Con ơi! Chuyện gì vậy con...

       Út Thương nghe tiếng dì, biết ngay dì đã theo kịp mình chỉ kịp xua xua tay ra hiệu cho dì nhỏ tiếng xuống. Trước mắt dì Ba, người đàn ông nằm đó giữa dám mùng quấn quanh thở từng nhịp mệt nhọc.

       - Con hổng biết ảnh gặp chuyện gì. Con vớt được ảnh lên khi xuồng con chạm phải ảnh. Chắc ảnh ốm lắm. Con đốt lửa được một lúc rồi đó mà miệng ảnh vẫn sậm đen dì à...

       - Con để dì lo. Đi kiếm thêm chút cây cành khô quanh đây rồi gầy thêm lửa lớn lên coi...

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 3 (Tiếp theo kỳ trước)

       ...Cơn mưa chiều tối làm con mương dẫn về nhà Út Thương dềnh lên mấp mé ngang thân hàng dừa nước. Mùa này mưa dập mưa vùi hàng bữa, không khí ậng nước nghe lành lạnh. Trên chiếc ghe nhỏ bồng bềnh giữa kênh nước tràn bờ dọc đường trở về, Út Thương trông thật bé nhỏ, ướt át giữa cơn mưa trắng trời. Trong bộ quần áo bà ba đen dính ướt sát người, ngó con nhỏ thật mảnh mai. Dáng người tròn lẳn đang độ nẩy nở từng đường nét, thân thể nó cứ lồ lộ. Bước sang tuổi mười tám được đôi ba tháng rồi đó mà nó vẫn cứ trẻ con vậy. Dì Ba, người đàn bà không chồng con xóm Bàu nhận nuôi con Thương từ hồi nó còn bé xíu, lưu lạc theo chân người bán buôn sông nước không biết từ hồi nào. Dì gặp và nuôi nó từ lúc con bé mới lên ba bốn tuổi giữa một phiên chợ nổi trên sông Cái. Ở với Dì từ nhỏ nên dì thương con nhỏ như chính bà từng giứt ruột sanh nó ra vậy. Con bé ngoan, hiền dễ thương. Ngó dáng vẻ tộc ngộc vậy nhưng được cái chăm chỉ, ham làm. Vài ba đứa bạn cùng tuổi nó sống dọc con kinh này cũng vậy, tóc đỏ đuôi gà vì dại nắng chí chóe nghịch ngợm suốt ngày và tính tình thì ngồng ngộc như nhau. Đứa lớn đứa nhỏ chênh nhau vài ba tuổi, sàn sạt mười lăm, mười bảy. Con Thương đứng hàng đàn chị trong đám, cũng thuộc hàng đầu nêu quậy đủ trò.... Qua tuổi dậy thì, ngực đã vun cao rồi mà thích lên là lột áo cả đám nhảy xuống kinh té nhau chí chóe đến thâm môi thâm miệng, bợt ngón tay ngón chân đến hồi người lớn phải lớn tiếng la rầy mới chịu lên thay áo sống...Ấy vậy nhưng chúng thương nhau lắm. Lỡ có đứa nào bệnh bệnh chút không chèo xuồng đi chợ được là cả đám ỉu sèo như bánh tráng nhúng nước. Bọn con trai trong làng tầm tuổi ấy cũng chỉ biết đứng từ xa ngóng tới, đố có đứa nào dám xớ rớ. Đụng đến tụi nó cũng mệt lắm. Nào là ê a kể lể nhà trên xóm dưới, nào là mích người lớn la sớm la chiều. Biết được cái thế của mình, đám con gái bạn con Thương tuy không đanh đá xí xớn, nhưng cũng ra dáng ta đây không chấp chi đám trai cùng tuổi. Riêng đám thanh niên tuổi lớn hơn chút chút không theo ba má đi làm ăn xa thì cũng khăn gói vào thành phố kiếm việc làm từ lâu rồi. Trong xóm, đám con gái nhiều hơn mấy đứa con trai nên bắt nạt chúng nó đâu có dễ. Theo được dăm ba năm học chữ qua tiểu học rồi thất học như nhau, đám trai gái xóm bờ Kinh Một này ngoài việc cấy hái ruộng vườn, cũng chỉ biết chèo xuồng đi chợ, quăng lưới bắt con tôm con cá mỗi ngày...Những ngày mưa gió thế này, ghe xuồng chênh chao sông nước lặm lụi kiếm cá từ sáng sớm tới chiều hôm là chuyện thường.