NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUYỆN VIẾT CHƯA XUẤT BẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUYỆN VIẾT CHƯA XUẤT BẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 29

(Tiếp theo và …hết)

….

       - Má à! Mấy bữa nay má ổn chứ má?!

       - Thằng Hai đó à con. Mấy hôm rày nghe có sức nhiều con à. Khá lắm rồi. Thế má con sắp nhỏ đâu, không về chơi thăm nội cùng thằng Hai sao?! Vài tháng rồi ít gặp thấy nhớ hung rồi…

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 28

(Tiếp theo kỳ trước)

       Kia, họ kia rồi. Giữa khuôn cửa buồng thang máy dẫn xuống không gian khu vực "Tư vấn và hướng dẫn y tế" của bệnh viện Huyết học truyền máu ở tầng một, lần lượt thấy một cô điều dưỡng viên nhẹ bước dẫn Nhàn và bà Thảo bước ra. Ngay sau đó là giáo sư Khương trong bộ blu trắng quen thuộc, bên cạnh còn có Thành chồng Nhàn với vẻ mặt tươi tắn mãn nguyện. Sơn và Quang bước vội tới đón. Họ đợi ở đây từ đầu giờ làm việc buổi sáng. Từ ca trực đêm tại bệnh viện Đại học y Sơn đến khá sớm, còn Quang đến sau đôi chút trên chiếc taxi công nghệ. Nhàn được ra viện đúng dịp Quang đi cùng lãnh đạo đơn vị có mặt dự tổng kết cuối năm của cơ quan Bộ. Họp thì xong rồi, nhưng được Sơn báo trước hai ngày nên Quang nán lại Hà nội để cùng Sơn đến chúc mừng Nhàn và gia đình. Tâm trạng Quang hồi hộp chờ đợi, vòng tay ôm bó hoa hồng nhung còn đọng vài giọt nước lấm tấm bắt sáng lóng lánh mua từ một cửa hàng hoa tươi gần đó khẽ run lên. Đây là lần đầu anh được giáp mặt gia đình và người thân của Nhàn. Khuôn mặt của Nhàn thật hồn hậu, tươi trẻ, da dẻ hồng hào tươi tắn để mộc không trang điểm trông giản dị dễ gần. Bà Thảo cũng vậy, miệng cười tươi an yên lành hiền. Hơi sững người trước bó hoa đẹp trong tay người đàn ông lạ, bà chợt khẽ hỏi Sơn: "Đây là Quang sao cháu?!..."

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 27

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Tối khuya, Thanh Hương chỉ quấn quanh người tấm khăn tắm rộng mềm mại loay hoay dọn giường ngủ. Vợ chồng cô vẫn thế, cứ tắm xong trước giờ nghỉ đêm thế này chỉ choàng thêm tấm khăn bên ngoài rồi "lượn" khắp nhà. Căn hộ trên tầng tám chung cư rộng rãi tới 70 m2 ở khu Trung hòa - Nhân chính này chỉ trần có hai người lớn với nhau mà có đến ba phòng. Con cái chưa có nên họ sinh hoạt với nhau thật thoải mái. "Tự do muôn năm!", hứng lên Sơn thường hét toáng lên như vậy. Sau đó lại vờ "mếu máo"…"dưng mà buồn đến cô ni". Mỗi khi như vậy, hai vợ chồng chợt chùng xuống thoáng buồn rồi sau đó lại trêu chọc nhau cho…quên!

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 26

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Cuối tuần lễ đó, Quang điện lại cho Sơn và xin đặt lịch hẹn với giáo sư Khương. Với năm ngày phép năm, anh bay ra Hà nội. Không phải chờ đợi lâu, ngay hôm sau anh được Sơn đón tại phòng làm việc của mình ở Bệnh viện Đại học Y. Tại đó, anh và Sơn được gặp giáo sư Khương khoảng hơn ba mươi phút.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 25

(Tiếp theo kỳ trước)

....

       Câu chuyện trao đổi hồi đêm với Sơn "đói" giúp Quang yên tâm phần nào. Dù vậy, qua địa chỉ Sơn nhắn qua điên thoại Quang cũng lướt vội qua Viện huyết học truyền máu ngó nghiêng xem sao. Giữa dòng người đông đặc qua lại các khu vực khám chữa bệnh anh chỉ đứng từ xa ngóng xem thôi. Theo địa chỉ Sơn "đói" ghi cho, anh thấy trong một bệnh phòng nhỏ Nhàn nhỏ bé nằm đó giữa đám chăn ga gối đệm. Gương mặt có phần xanh tái hơn nhiều so với lần gặp vài năm trước. Cô đang ngồi dựa lưng đầu giường để mẹ chải mớ tóc dày đen mướt giữa không gian trắng màu bệnh viện. Bà cụ ngắm vẫn vậy, khuôn mặt phúc hậu chen đôi phần lo lắng nhưng cần mẫn chăm nom cho con gái...Chỉ được chút vậy thôi trong giây lát rồi Quang dời đi. Chiều tối, Quang ra Nội bài lên máy bay trở về Đà nẵng ngay trong đêm.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 24

(Tiếp theo kỳ trước)

....

       - Ông "Đói" ơi, Quang đây! Tao vừa ra được hai hôm, đang ở Hà nội. Như mọi khi, trưa nay "giao ban" ở quán bia Hải Xồm xế bên Nhà hát lớn thành phố nha...

       - Trưa nay thì "bể sô" rồi, lão “Đà râu” à?! Tao đang chờ thay kíp mổ, trưa mai đi! Mai tao nghỉ bù rồi có cả ngày với mày...Thế nhé, cấm "phản kháng"! Bữa trưa mai tao đãi....

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG



Kỳ 23 

(Tiếp theo kỳ trước) 

.... 
      Trời dần về chiều, ráng hồng từ khoảnh khắc hoàng hôn nhuộm một màu huyền ảo lên pho tượng Phật Quán thế âm. Trên đường về nhà, Hai Quang rủ rỉ: "Tết ra, thanh minh năm tới má con mình ra thắp nhang cho ba nha má...!" 

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 22

(Tiếp theo kỳ trước)

....

       Họ để đám trẻ đi chơi tiếp với nhau. Hai người đàn bà ngấp nghé tuổi bảy mươi chụm đầu sát vai bên nhau thủ thỉ.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 21 

(Tiếp theo kỳ trước) 

.... 

     Vậy nhưng, câu chuyện đêm nào nghe chồng kể về người con gái sông nước miền Tây từng làm bà phật lòng đến vài tháng. Mang theo cảm giác của người đi sau trong cuộc đời yêu đương của chồng, có thời gian bà còn loanh quanh ẩn ức. Sau lâu dần cũng nguôi ngoai, nhìn con Nhàn ngày mỗi lớn mỗi xinh xắn, trưởng thành bà lại tự trách mình giận lẫy không đâu. Đàn bà có lẽ ai cũng vậy, bo bo bom bỏm đến cả hạnh phúc cá nhân. Giờ bà là vợ, là mẹ rồi ít lâu nữa lại thành bà của lũ cháu con...Hạnh phúc đó là có thật, có ai tranh giành tước đoạt của bà chút nào đâu! Có lẽ thói thường của người đàn bà là vậy, trên đời những chuyện như thế đâu có hiếm?! ...Ông thì không hiểu được câu chuyện ẩn ức nhất thời đó, nhưng có lần ông thật lòng rủ rỉ: "Nói ra được câu chuyện xưa với bà, tôi nhẹ lòng nhiều. Số mệnh đã đem bà đến bên tôi, nhưng tôi vẫn còn nợ mẹ con Dì Ba câu chuyện bảo toàn mạng sống. Giờ không biết họ ở đâu, cuộc sống ra sao giữa dòng đời dập dồi, lòng vẫn áy náy khôn nguôi vì được hưởng ơn huệ mà không có dịp báo đáp..." Con người ông là vậy đó, hiền hậu bao dung mà nghĩa tình sâu nặng. Chừng ấy năm sống bên nhau, bà mỗi ngày mỗi gắn bó với người đàn ông có tâm tình nhân hậu ấy...

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 20

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Đêm đã quá canh ba, bà Thảo vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Nằm kế bên, ông Khánh ngủ thật ngon. Bữa tối nhân bữa cơm bên nhà con rể, ông cùng cậu ta uống đôi ba chung rượu thuốc. Giờ nằm đó ngắm ông thở đều, cánh mũi rung nhẹ bà khẽ đưa bàn tay đặt nhẹ lên ngực ông, cảm nhận nhịp thở đều đặn của chồng trong đêm.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 19

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Một sáng chủ nhật, trên đường về nhà ông cậu Khánh ghé qua thăm nhà cô gái đau bụng vì giun chui ống mật bữa trước. Bà mẹ thấy anh lại chơi mừng lắm. "Này, hôm nay thằng cháu phải ở đây ăn bữa cơm "đoàn kết" với cô và em đấy nhá...Cô không cho từ chối đâu đấy!". Khánh lúng túng, tính chối khéo mà thấy không tiện. Anh đành xin phép: "Cô cho con về qua nhà xin phép gia đình rồi con qua ngay. Con không dám từ chối đâu ạ!" Nói vậy rồi anh chạy nhanh qua nhà, nói chuyện với bà mợ xin phép, hứa chủ nhật sau về nhà rồi quay lại.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 18

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Sau vài tháng đầu tiên ổn định công ăn việc làm tại công ty, Khánh xin phép ông cậu cho vào ăn ở ngay tại khu tập thể công nhân của công ty. Công việc ca kíp, khi ca ngày bữa ca đêm lích kích thật phiền phức với sinh hoạt bình thường của một gia đình còn có trẻ theo học phổ thông. Ông cậu bà mợ ngần ngừ mãi mới chịu. Ông bà chỉ lo Khánh một thân một mình vất vả. Rồi mọi việc cũng ổn. Ông bà chỉ ra điều kiện, ít nhất tháng đôi lần vào ngày nghỉ, anh về nhà vui với ông bà và các em. Ăn bữa cơm đông đủ con cháu, hòa nhập với cuộc sống gia đình cho đỡ đơn côi. Khánh hứa sẽ thực hiện đúng vậy. Nhờ đó có những cuộc đi về quê ngoại, anh mới có điều kiện đi cùng. Quê quán đằng ngoại dần trở thành gắn bó ruột thịt hơn. Anh luôn coi những dịp về quê ngoại như một dịp để hương vong ba má theo mình về bái vọng tổ tiên....Cũng cần đến cả gần năm trời anh mới quen dần trở lại với thời tiết bốn mùa của miền bắc dù đã có cả hàng chục năm thời thơ ấu sống cùng ba má ngoài này. Cái nắng cũng khác, cái mưa phùn, mưa rào, "mưa ngâu" cũng khác...Và cái lạnh thì lại rất khác. Nhất là ở vùng cao Yên bái này. Đêm lạnh nhiệt độ xuống rất sâu, ngày tan sương rất muộn. Nhưng mãi rồi cũng quen, thậm chí anh còn thấy vui thích khi thấy mình "nhập cuộc" với khí hậu miền núi tây bắc dễ đến vậy...Bữa nay, thời tiết đã cuối xuân rồi mà đêm vẫn lạnh, sáng ra trời còn giăng màn sương sớm. Phía những ngọn núi mờ xa phía bắc, hình hài núi non nhìn giống như tranh thủy mạc, cứ mờ mờ ảo ảo.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 17

(Tiếp theo kỳ trước)

….

       Cuối những năm 60 đầu thập kỷ bảy mươi thế kỷ trước, cùng vô số thanh niên, nam nữ vùng Quế võ, Bắc ninh ông Kỉnh hưởng ứng phong trào thanh niên tình nguyện lên miền núi khai hoang. Họ được đưa lên phía nam dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi Tây bắc, rồi tham gia xây dựng nông trường chè Nghĩa lộ, huyện Văn chấn tỉnh Yên Bái. Sau mấy chục năm cần cù trồng chè và xây dựng nông trường, ông cũng có được một ngôi nhà giản dị, một mái ấm hạnh phúc với người đàn bà quê gốc Thái Bình cùng lên Tây bắc khai hoang. Hết tuổi lao động, ông bà chuyển cư về vùng đất ven ô thị xã Yên bái. Từ sau 1986, đất nước vào thời kỳ đổi mới gia đình ông được nhà nước giao đất, giao rừng và đổ công đổ sức vào vườn chè gần một hecta trên một ngọn đồi sau nhà. Cả mấy chục năm trôi qua, hàng năm đồi chè cho gia đình ông một mức thu nhập vừa đủ, dù không mấy khá giả, nhưng cũng duy trì cuộc sống bình thường với tổ ấm bốn miệng ăn, con cái đủ ăn đủ lớn theo học mỗi năm đu kỳ lên một lớp. Những nương chè xanh mướt hàng năm được giao khoán sản phẩm, cung cấp chè xanh cho thương nghiệp nhà nước thu mua, phần dư thừa chế biến thành chè khô bán ra thị trường cũng để ra được bát ăn bát để. Khi biết tin về người chị con bà bác lấy chồng miền nam tập kết mất đi, ông đã lặm lội tìm vào Quy nhơn. Có thể do niềm tin tục hệ huyết thống mách bảo, lại cũng có thể vì hồn thiêng của người đàn bà xa quê mách lối mà ông quyết tìm đến nơi bà nằm xuống để thắp vài thẻ hương bái biệt. Biết câu chuyện của đứa cháu côi cút cả mẹ lẫn cha, động đến lòng cảm thương ruột rà ông đã đưa ra lời khuyên để thằng cháu tìm về nguồn cội. Hai Khánh cảm nhận được vết dẫn này, sau nửa năm suy nghĩ, cân nhắc đã theo lời ông ra bắc. Rồi đây, ông Kỉnh tự giành lấy phần trách nhiệm của bậc bề trên để giúp đứa cháu gắn kết máu mủ, xây dựng cuộc sống và xây đắp tương lai. Chuyến đi "về nguồn" của Hai Khánh làm ông yên tâm vì đã thực hiện được lời khấn thầm kín trước mộ người chị họ năm nào, Khánh về Bắc được và ông cũng tự thấy yên lòng. Trong nhà, vợ ông hiểu được nỗi lòng xót thương đứa cháu phương xa của ông, lấy gia đình làm nơi bảo bọc nương tựa cho Hai Khánh. Bà thấy ông vui, ông hài lòng với quyết định của ông là bà thấy vững lòng. Người đàn ông như vậy, biết san sẻ yêu thương cùng gia đình, tộc hệ là người đàn ông có trách nhiệm. Con cháu rồi đây sẽ có được một tấm gương để noi theo, làm theo...

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 16

(Tiếp theo kỳ trước…)

       - Nhất bái...a...a..; nhị bái ...a....a...

      Theo tiếng nhạc bát âm, ông Khánh bước lên hai bước rồi hồi chân khuỵu gối, phủ phục. Trong bộ quần áo tế rộng rãi, áo thụng lụa xanh trước ngực và sau lưng có trang trí bố tử, quần lụa màu trắng chân đi hia đầu đội mũ hoa quan trông ông không khác mấy các thành viên tế quan trong hàng. Hai bàn tay chắp vào nhau thành kính, lúc giơ cao khi hạ xuống nhịp nhàng cung bái theo tiếng hô của vị chủ tế, vốn là người cháu trưởng của dòng họ.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 15

(Tiếp theo kỳ trước…)

…..

       Dù vậy, Dì Ba cũng không sống lâu cùng mẹ con Hai Quang. Thằng Quang càng lớn càng đẹp dáng. Nó cao lớn tầm mét sáu mét bảy, khuôn mặt vuông vức, đôi mắt sâu và đen dưới đôi lông mày rậm. Vừa học xong trung học phổ thông, thằng Quang được tuyển đặc cách vào đại học thì Dì Ba qua đời.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 13 - 14

(Tiếp theo kỳ trước…)

Tắm táp gột rửa bụi đường sau chuyến đi, Hai Khánh lấy xe máy chạy ra nhà nghỉ Bình Minh, đường “2 tháng Tư”. Vừa hỏi tên người khách nghỉ có tên là Kỉnh, anh đã thấy một người đàn ông có tuổi đang ngồi đọc báo bên chiếc bàn nước cạnh quầy lễ tân góc cửa đứng vội dậy bước tới.

-        Tôi đây, Kỉnh đây. Anh là cháu Khánh?!....

- Dạ... Con chào Cậu, Cậu chờ con mấy hôm rày sao?! ...

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 12

(Tiếp theo kỳ trước…)

Chỉ tới khi đặt chân lên thị xã Quy nhơn năm 1977, má con Hai Khánh mới thật sự có chỗ ở riêng sau cả chục năm sống tập thể cùng công nhân xí nghiệp lắp máy. 

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 11

(Tiếp theo kỳ trước…)

Ngày nghỉ Hai Khánh cũng không có đi đâu cả. Anh nằm dài trên chiếc võng dù ba thường nằm mỗi trưa bên quầy hàng tạp hóa của má. Ngó nhìn căn nhà nay chỉ còn một mình một bóng, anh chìm trong dòng suy tư hồi nhớ những ngày trong căn nhà nhỏ còn đủ bóng ba, má qua lại trong nhà. 

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

Kỳ 10

(Tiếp theo kỳ trước)

…  

       Khi về được đến nhà sau hơn hai ngày xe đò, anh mới thấm thía với nỗi tiếc nuối của đứa con ở xa gia đình. Má bệnh hàng nửa năm rồi, bà đột ngột ngã bệnh với cơn đau ngực bất thần. Ba anh thật có lá gan to quá trời. Chuyện vậy mà chịu nín một mình, không có tin ngay cho thằng con. 

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 9

(Tiếp theo kỳ trước….)

  

       Nhìn khuôn mặt mệt mỏi của con út, dì tin nó biết nghe lời dì. Trước nay, nó không dám trái lời dì bao giờ. Chỉ thương nó, đầu xanh tuổi trẻ...Cũng may, nó còn có dì để tựa vai yên ủi...Vái lạy giời đất, cầu trời khấn phật đoái thương độ trì mong cho mẹ con nó sinh nở bình yên! Trong câu chuyện sau hàng tháng trời không có tin tức của Hai Khánh, bà mang máng cảm nhận có điều gì đó không ổn nhưng không dám nói ra, sợ con nhỏ nghĩ ngợi tổn sức. Út Thương ngày ngày dựa cửa trông tin, song cũng giữ nằm lòng niềm tin về mối tình sông nước. Nó nghĩ chắc ảnh phải mắc việc chi lớn lắm mới im lặng lâu vậy. Cái thai trong bụng cứ mỗi tháng mỗi lớn. Đêm đêm, con Út thì thào chuyện với mầm sống bé bỏng nằm ẩn sâu trong lòng mình, yên ủi nó: “Ba Khánh chắc nhớ má con mình lắm nha...?!”

...