NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 25

(Tiếp theo kỳ trước)

....

       Câu chuyện trao đổi hồi đêm với Sơn "đói" giúp Quang yên tâm phần nào. Dù vậy, qua địa chỉ Sơn nhắn qua điên thoại Quang cũng lướt vội qua Viện huyết học truyền máu ngó nghiêng xem sao. Giữa dòng người đông đặc qua lại các khu vực khám chữa bệnh anh chỉ đứng từ xa ngóng xem thôi. Theo địa chỉ Sơn "đói" ghi cho, anh thấy trong một bệnh phòng nhỏ Nhàn nhỏ bé nằm đó giữa đám chăn ga gối đệm. Gương mặt có phần xanh tái hơn nhiều so với lần gặp vài năm trước. Cô đang ngồi dựa lưng đầu giường để mẹ chải mớ tóc dày đen mướt giữa không gian trắng màu bệnh viện. Bà cụ ngắm vẫn vậy, khuôn mặt phúc hậu chen đôi phần lo lắng nhưng cần mẫn chăm nom cho con gái...Chỉ được chút vậy thôi trong giây lát rồi Quang dời đi. Chiều tối, Quang ra Nội bài lên máy bay trở về Đà nẵng ngay trong đêm.

       Hơn nửa tháng sau, anh nhận được một cuộc gọi tương tự lần trước từ Sơn "đói". Lần này vào cuối buổi chiều một ngày chủ nhật. Gác bỏ cuộc nhậu dang dở với anh em cùng cơ quan, Quang lánh ra một phòng nghỉ nghe điện. Câu chuyện từ Sơn lần này đậm chất nghề nghiệp và rất nghiêm túc:

       - Mấy ngày vừa rồi, tôi có dịp gặp và làm việc với Giáo sư Khương. Câu chuyện về "ca cô Nhàn" nhà ông cũng được Thầy trao đổi và có đề xuất phương án điều trị. Do hai người, ông và cô Nhàn có chung huyết thống từ người cha nên có thể có cấu trúc máu huyết tương tự. Đây mới chỉ là dự đoán một phía từ người làm trong lĩnh vực huyết học. Thầy Khương có đề xuất với ông thế này để ông tham khảo - tôi nhấn mạnh "tham khảo" nhé; ông có thể nghe theo hoặc không. Thầy muốn ông dành tối đa là năm ngày ra Hà nội để tiếp xúc và tham vấn với giáo sư. Nếu thu xếp được hãy cho tôi một cái hẹn để tôi báo lại Thầy sắp xếp lịch gặp. Tranh thủ trao đổi vậy với ông để ông chuẩn bị. Thời gian này nếu rảnh rỗi, ông nên tìm hiểu về khái niệm "giảm sinh hồng cầu" để biết đôi chút về ca của cô Nhàn. Cứ vào "Gúc gồ" tra mục từ đó và đọc để biết. Chúc ông "giải ngố" thành công và sớm cho tôi một cái hẹn...ít nhất là trong ba ngày tới....Chào nhà "sinh môi"!

       Tối hôm đó Quang vùi đầu vào chiếc Laptop Asus và tra tìm mục từ "giảm sinh hồng cầu". Google cho đến hàng ngàn kết quả tìm kiếm, chọn lấy một kết quả dễ đọc nhất, anh đọc và cố găm vào đầu mình một số kiến thức ngoài ngành. Và đây là nội dung anh đã đọc:

       "Tổng quan giảm sinh hồng cầu Theo , MD, PhD, Johns Hopkins School of Medicine

Evan M. Braunstein 

...

       Thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu, Hb, hoặc Hct) do giảm sản xuất hồng cầu (giảm sinh hồng cầu), tăng phá hủy hồng cầu, mất máu, hoặc phối hợp các yếu tố này.

       Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu (gọi là thiếu máu giảm sản) xác định bởi sự giảm hồng cầu lưới, thường xác định bằng tiêu bản nhuộm hồng cầu lưới

       Các chỉ số hồng cầu, đặc biệt chỉ số MCV có thể sử dụng để chẩn đoán phân biệt giảm sinh hồng cầu và gợi ý những xét nghiệm cần làm

       Thiếu máu hồng cầu nhỏ là kết quả của sự thiếu hụt hoặc khiếm khuyết quá trình tổng hợp hem hoặc globin. Thiếu máu hồng cầu nhỏ bao gồm thiếu sắt thiếu máuthiếu máu giảm vận chuyển sắt, thiếu máu do sử dụng sắt (bao gồm -thiếu máu nguyên bào sắt và ngộ độc chì), và thalassemias (cũng gây tan máu). Bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu nhỏ cần xét nghiệm dự trữ sắt.

       Thiếu máu hồng cầu kích thước bình thường được đặc trưng bởi độ phân bố hồng cầu bình thường (RDW) và các chỉ số bình thường. Hai nguyên nhân thường gặp của giảm sản hồng cầu là giảm đáp ứng hoặc đáp ứng không phù hợp với erythropoietin (EPO) và thiếu máu trong bệnh mạn tính. Các rối loạn tủy xương nguyên phát mắc phải như thiếu máu bất sảnbất sản hồng cầu đơn thuần, và hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) cũng có thể có thiếu máu hồng cầu bình thường.

       Thiếu máu hồng cầu to có thể do hư hại sự tổng hợp DNA dẫn đến sản xuất nguyên hồng cầu khổng lồ, thường gặp khi thiếu hụt vitamin B12 hay folate (xem Thiếu máu hồng cầu to nguyên hồng cầu khổng lồ). Các nguyên nhân khác bao gồm nghiên rượu (độc lập với thiếu hụt vitamin), bệnh gan, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) và tan máu. Một số bệnh nhân bị suy tuyến giáp có chỉ số hồng cầu to, bao gồm một số không có thiếu máu.

       Thiếu máu có những dấu hiệu khác nhau trên tiêu bản máu ngoại viThiếu máu ở bệnh mạn tính có thể là thiếu máu hồng cầu nhỏ hoặc bình thường Thiếu máu do Hội chứng rối loạn sinh tủy có thể là thiếu máu hồng cầu bình thường hoặc hồng cầu to. Thiếu máu do rối loạn nội tiết (như suy giáp) hoặc thiếu các nguyên tố (như đồng hoặc kẽm) có thể có các biểu hiện khác nhau, bao gồm thiếu máu hồng cầu bình thường hoặc hồng cầu to.

       Điều trị giảm sản xuất hồng cầu phụ thuộc vào nguyên nhân..."

       Dù không thực hiểu những khái niệm xa lạ ngoài ngành, nhưng bằng trực giác Quang cũng hiểu được sự hệ trọng trong đề xuất của Sơn. Nhất là, đằng sau những thông tin đó, anh và Sơn có cùng một niềm tin sâu sắc vào trình độ chuyên môn đầu ngành của vị giáo sư đáng kính - người thầy từng dẫn dắt sự nghiệp của bạn mình. Anh hiểu đó là một cơ hội không mấy người có được, thậm chí còn là một ưu ái rất lớn mà người làm chuyên môn bận trăm công ngàn việc như giáo sư Khương đã thu xếp cho cá nhân mình. Anh lên kế hoạch công việc cho những ngày sắp tới, hoàn thành cho ổn những phần việc mình phải làm và chuyển một phần công việc đang làm dở cho anh em trong phòng chuyên môn. Chạy qua nhà dặn dò vợ con và sang Ngũ Hành Sơn gặp gỡ má và nhắn Út Trung đôi ba việc lo cho sức khỏe của Bà Út. Thấy công việc đã có thể yên tâm, anh làm việc với người phụ trách cơ quan đề xuất nguyện vọng muốn nghỉ phép năm để giải quyết công việc gia đình. Đang giữa năm kế hoạch, công việc cơ quan có dịp để giải quyết những nhu cầu cá nhân, thủ trưởng cơ quan Quang đồng ý. Anh chỉ còn chờ trao đổi lại với Sơn về những việc đã sắp xếp để lên lịch cho chuyến ra Hà nội...  

....



(Mời xem tiếp kỳ sau)

Không có nhận xét nào: