Vào thế kỷ
18, 19 làng Dưỡng Thái còn thuộc tổng Bất Nạo, huyện Kim Thành, trấn
Hải Dương. Sau cách mạng tháng 8/1945 thôn Dưỡng Thái thuộc xã Phúc Thành,
Hải Dương. Xã Phúc Thành nằm ở phía Bắc huyện Kim Thành, có hai thôn
là Dưỡng Thái và An Thái. Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 07/10/1995 của
Thủ tướng Chính phủ tách thôn An Thái và một phần xóm 3 thôn Dưỡng
Thái thành lập Thị trấn Phú Thái. Phần còn lại của thôn Dưỡng Thái là
xã Phúc Thành ngày nay. Xã Phúc Thành nằm bên đường Quốc lộ 5 tuyến Hà
Nội - Hải phòng, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cho giao thương, kinh
tế và phát triển văn hóa, du lịch. Phía Bắc, giáp sông Kinh Môn nhìn
về phía đỉnh An Phụ nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu. Phía Nam giáp
với xã Kim Anh. Phía Đông giáp thị trấn Phú Thái và sông Kinh Môn. Phía Tây
giáp với xã Kim Xuyên. Xã Phúc Thành có cụm di tích lịch sử quốc gia
là Đình - Chùa Dưỡng Thái, là một trong số ít các di tích bao gồm
cả đình và chùa (toàn tỉnh chỉ có 11 di tích đình - chùa là DTLSQG)([1])cùng
được công nhận là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1568
QĐ/BT ngày 20-4-1995. Đình - Chùa Dưỡng Thái còn có vị trí mở đầu tuyến
các di tích quan trọng trong tiểu vùng Kim Thành - Kinh Môn với một
loạt di tích quan trọng, có ý nghĩa vùng văn hóa trọng điểm của
tỉnh Hải Dương như Đình Huề Trì, khu di tích An Phụ - Tượng đài Trần
Hưng Đạo, động Kính Chủ…Đó là những địa danh quá quen thuộc đối với
khách thập phương và xứng đáng
được coi là một trong những tài nguyên du lịch của tỉnh.
TUỔI NGOÀI 60 KỂ NHƯ ĐÃ BƯỚC VÀO MÙA THU CỦA CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI. NGƯỜI LẠC QUAN COI GIAI ĐOẠN NÀY LÀ "MÙA THU VÀNG" CỦA ĐỜI MÌNH. NGƯỜI KHÁC VỚI NỖI LO TUỔI TÁC VÀ BỆNH TẬT COI ĐÂY LÀ MỘT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN. LÀ NGƯỜI LẠC QUAN TÔI COI TUỔI NÀY LÀ TUỔI ĐỦ ĐỘ CHÍN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CỦA TỪNG TRẢI CUỘC ĐỜI. ĐIỀU ĐÓ KHIẾN TÔI MONG MUỐN HƯỚNG TỚI SỰ CỞI MỞ. ĐÓ LÀ LÝ DO NGƯỜI VIẾT BLOG NÀY TỰ GỌI NHỮNG TÂM SỰ CỦA CÁ NHÂN MÌNH LÀ "TỰ KHÚC THU"