Tọa lạc trên đỉnh Phượng Hoàng gồm 5 kệ thờ
được dựng bằng đá nằm trên 5 đỉnh núi, có rừng thông bao phủ cảnh rất hữu tình.
Từ nơi đặt bàn thờ chính khách vãn cảnh có thể thả mình trong mây nước ngắm phong
cảnh mênh mông bát ngát xung quanh, có thể nhìn thẳng về sông Cầu, sông Thương
và cả vùng núi trùng điệp phương Bắc.
Núi
Ngũ Nhạc nằm về phía Đông Bắc của Côn Sơn, có 5 đỉnh. Trên các đỉnh núi này
người xưa cho xây 5 miếu thờ sơn thần nên gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”. Chính vì
cách gọi tên “Ngũ Nhạc linh từ” nên nhiều người nhầm hiểu Từ là Đền. thực ra ở
Ngũ Nhạc chỉ có miếu. Miếu có quy mô nhỏ dài 3m rộng 2m, cao khoảng trên 1m.
Kiến trúc giống như một cái lăng, không có mái, trên miếu chỉ có một lư hương
thờ trung thiên. Cách gọi “Ngũ Nhạc linh từ” chỉ là một cách gọi theo kiểu từ
ghép Đền Miếu như một vế của câu đối ở đền Kiếp Bạc: “Từ miếu hinh hương cơ tứ
hải”.
Xét về
ngữ nghĩa của chữ Nhạc có nghĩa là: Năm núi Nhạc, còn chữ Nhạc có nghĩa là núi
thiêng.
Đạo
giáo ở Trung Quốc chẳng những phong danh hiệu cho Ngũ Nhạc mà còn phân chia
chức năng cho từng quả núi.
- Đông
Nhạc - Thái Sơn: Tiêu biểu cho sự tôn nghiêm của Ngũ Nhạc và quản việc cát
hung, hoạ phúc của nhân gian.
- Nam
Nhạc - Hoành Sơn: Thống đốc các loài thuỷ tộc.
- Tây Nhạc
- Hoa Sơn: Quản Ngũ kim và họ nhà chim.
- Bắc Nhạc
– Hằng Sơn: Chủ quản sông, biển, ao, hồ, các loài thú, rắn, rết, côn trùng.
- Trung
Nhạc – Tùng Sơn: Chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực.
Do
ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, ở Côn Sơn, nguời xưa đã xây dựng 5 miếu
thờ trên cùng một dãy núi, vì thế mà có tên Ngũ Nhạc linh từ. 5 miếu trên Ngũ
Nhạc có thể được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII – XIV – là thời kì phát triển
của đạo giáo Việt Nam. Vào thời Trần có đạo sĩ Huyền Vân luyện đan ở núi Phượng
Hoàng nên vua Trần đặt tên là động Huyền Thiên. Ở Côn Sơn có động Thanh Hư và
Ngũ Nhạc có 5 miếu thờ Sơn thần mang đậm chất của đạo Giáo.
Trên
5 đỉnh núi có 5 miếu thờ 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung phương. Căn cứ
vào tên gọi lư hương bằng đá ở miếu cao nhất “Đông lư miếu” 5 miếu này lần lượt
có tên:
Đông phương
miếu: Tượng trưng cho hành mộc – màu xanh.
Tây phương miếu: Tượng trưng cho
hành kim – màu trắng.
Nam phuơng miếu: Tượng trưng cho
hành hoả - màu đỏ.
Bắc phương miếu: Tượng trưng cho
hành thuỷ – màu đen.
Trung phương miếu: Tượng trưng cho
hành thổ – màu vàng.
5
miếu mang những chức năng quản việc cát, hung, hoạ, phúc, thống lĩnh muôn loài
và chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực. Vì thế mới lý giải được vì sao đường
cao, dốc dài, dây gai chắn lối mà các tín đồ phật tử vẫn hành hương lên Ngũ
Nhạc linh từ để cầu phúc, tránh hoạ, mong cho mùa màng phong đăng hoà cốc, quốc
thái, dân an.
Sau
khi được trùng tu, Ngũ nhạc linh từ được khánh thành vào ngày 13/2/2006, tức 16
tháng Giêng âm lịch, đúng vào dịp khai mạc lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc.
Tháng
tám âm lịch tới đây, lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc lại mở. Khách thập phương
về dự khai hội hãy dành thời gian lên đỉnh Ngũ nhạc để vãn cảnh núi non mây
trời kỳ vỹ này. Ngũ Nhạc Linh Từ không chỉ là địa chỉ thiêng cho du lịch văn
hóa tâm linh mà nay còn được nhiều hội viên khí công dưỡng sinh chọn làm nơi
tiếp thụ khí thiêng trong luyện công, dưỡng khí. Dưới đây là video hình ảnh ghi
lại sau một chuyến hành hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét