NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

LÊN THĂM CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - CỘT CỜ LŨNG CÚ TỈNH HÀ GIANG, NƠI ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC.

           Vào những ngày cuối tháng 11, một chuyến du khảo Hà Giang đặc biệt hữu ích được tự nguyện tổ chức bởi một nhóm nhà giáo lão thành thuộc Hội cựu giáo chức và một số hội viên Hội nghiên cứu lịch sử, một số văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương. Đoàn do NGUT Hoàng Văn Nguyện và ông Tăng Bá Hoành- Chủ  tịch Hội Sử học tỉnh dẫn đầu. Những mục tiêu hướng đến cho chuyến đi là Cao nguyên đá Đồng Văn, Nhà cổ vua Mèo Họ Vương (Vương Chính Đức), cột cờ Lũng Cú trên địa đầu Tổ quốc...
          Điều đặc biệt của chuyến đi chính là độ tuổi của các thành viên trong đoàn. Người cao tuổi nhất đã 83 tuổi. Đa số thành viên còn lại trong đoàn có độ tuổi từ 65 đến ngoài 75 tuổi. Đủ thấy, nỗi ước mong được một lần đặt chân đến những danh tích nơi địa đầu Tổ quốc của các bác, các cụ thôi thúc bước chân "tuổi cao chí càng cao" mãnh liệt đến thế nào?


          Vượt qua chặng đường hơn 474 kilomet với khoảng thời gian 11 tiếng đồng hồ đoàn cũng đặt chân lên đất Yên Minh, nghỉ ngơi qua đêm để 5h 30 sáng ngày hôm sau di chuyển lên Cao nguyên đá Đồng Văn.
          Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên Internet, Cao nguyên đá Đồng Văn được mô tả:
          ..."Cao nguyên đá Đồng Văn (hay Sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản BạYên MinhĐồng VănMèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Ngày 3/10/2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
          Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũngsôngsuối bị chia cắt nhiều.
          Diện tích của cao nguyên Đồng Văn: 574,35 km².
          Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m.
          Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 - 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).
          Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi cư ngụ của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam. Từ tháng 4 năm 2010, hồ sơ cao nguyên đá Đồng Văn được đệ trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đây cũng là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.
          Hồ sơ cao nguyên đá Đồng Văn được quốc tế đánh giá cao, đầy đủ các dữ liệu về địa chất khoáng sản, về tài nguyênmôi trường. Đặc biệt là UNESCO đánh giá rất cao về bản sắc văn hoá của các dân tộc sống trên cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là đặc trưng rất lớn của Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn nằm trong hệ thống công viên địa chất toàn cầu. Việc cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên Địa chất toàn cầu là rất ý nghĩa đối với đồng bào dân tộcHà Giang.
          Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ quả đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thốngvăn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.
          Cao nguyên đá Đồng Văn có đủ các yếu tố hội tụ để trở thành công viên Địa chất toàn cầu: diện mạo địa chất khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên phong phú; có bản sắc văn hoá cũng hết sức độc đáo và ấn tượng như văn hoá của dân tộc H'MôngNgười Lô LôPu PéoDao. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cúphố cổ Đồng Vănđèo Mã Pí Lèngnúi Đôi Quản Bạ v.v..."
          Lô xô núi non ven những con đèo hiểm trở, những khúc cua tay áo đến lạng người khung cảnh bên đường ngày mỗi hùng vĩ. Vượt qua cổng trời Quản Bạ, vào thăm Di tích nhà cổ họ Vương tận mắt ngắm nhìn kiến trúc khác biệt của dinh thự Vua Mèo, những di vật, mộ chí...vương đôi chút tiếc nuối về cái "chưa tới" mà ngành bảo tàng, văn hóa du lịch Hà Giang chưa làm được cho thỏa bước khách vãng du.
          Trên đường lên cột cờ Lũng Cú, bên đường dốc cheo leo đây đó thấp thoáng những bản làng người Mông giữa cây lá, đá treo. Thi thoảng gặp những nhóm người dân đi bộ gùi cây ven đường, trẻ con lầm lũi đi học giữa giá rét. Dưới thung, thảng gặp những mái trường tiểu học, trung học cơ sở nội trú. Kia là hồ treo xã Xà Phìn huyện Đồng Văn với dung tích chứa 3.000 m3. Hồ được tích nước từ các mạch nước phát lộ trong mùa mưa nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vào mùa khô. Trên vùng Cao nguyên đá của Hà Giang, những chiếc hồ treo chứa nước trên núi đẹp lunh linh như những viên ngọc trên vùng “đất khát”.
          Cả đoàn, kể cả người cao tuổi nhất đã xúc động đặt chân lên từng bậc thang dẫn lên cột cờ Lũng Cú, tận tay vuốt ve lá cờ Tổ Quốc tung bay trong sương giá. Vẻ đẹp cột cờ đúng như Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả:
          ..."Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho đồng bào dân tộc hai bản sử dụng.
          Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.
          Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú với độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa ChảiĐiện Biên và Sa Vĩ- Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
          Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam.
          Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam."
          Lịch sử xây dựng cột cờ được trang thông tin điện tử tỉnh Hà Giang cho biết:
          ..."Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Đồng Văn tiến hành tháo dỡ cột cờ Lũng Cú cũ và tiến hành trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới. Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh. Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2.
          Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.
          Với khoảng 20,8 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách Nhà nước 3 tỷ đồng, vốn tài trợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 15 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kinh doanh đô thị Hà Nội 6,9 tỷ đồng, cột cờ mới đã được xây dựng trong 7 tháng, và khánh thành vào ngày 25 tháng 9 năm 2010. Vào thời điểm khánh thành cột cờ, lá cờ trên đỉnh cột được lắp trong cán cờ làm bằng nguyên một thân cây gỗ pơ mu cao gần 13m.
          Ngày 08-03-2010 cột cờ quốc gia Lũng Cú đã được khởi công nâng cấp lại và đến ngày 02-09-2010 đã hoàn thành; hiện nay cán cờ được làm bằng inox."
          Riêng về Trạm bảo vệ cờ Lũng Cú, trang thông tin điện tử cho biết:
          ..."Đồn biên phòng Lũng Cú nằm dưới chân núi, cách cột cờ khoảng 12 km, có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Tương truyền tại địa điểm dựng đồn biên phòng này, từ thời Tây Sơn sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi vang xa như để khẳng định chủ quyền đất nước. Chính vì thế, Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H'Mông là Long Cổ, tức trống của vua, và người H'Mông tại nơi đây hầu như đều biết đánh trống đồng. Rất có thể cũng vì một trong những lý do nói trên mà nhà nước Việt Nam khi xây dựng cột cờ đã đặt phù điêu trống đồng Đông Sơn dưới chân cột.
          Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú này và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải được thay mới, do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng. Theo cán bộ của trạm, lúc nào trong trạm cũng có hàng chục lá cờ lớn cỡ 54m2 để dự phòng".
          Với mỗi thành viên trong đoàn, giây phút được áp mặt vào lá cờ Tổ Quốc mềm mại giữa giá rét Đồng Văn - Lũng Cú có thể sẽ là dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời. Trên đỉnh cao 1.700 met so với mặt nước biển, ngắm nhìn giang sơn gấm vóc dưới chân núi mới thấy thấm thía công lao của tổ tiên, của muôn vàn máu xương nhiều thế hệ để giành được nền độc lập tự do cho đất nước gấm hoa. Chuyến đi đã kết thúc mỹ mãn. Những thành viên trong đoàn, nhiều người đã ở tuổi "xưa nay hiếm" bằng lòng với quyết định khởi xuất ban đầu: "Đi để biết cho hết những điều kỳ thú của đất nước, để đặt bước chân - dù đã già yếu theo tuổi tác đến được nơi mình mong ước, mong ước một lần đặt dấu lên địa đầu biên giới phía Bắc thiêng liêng của Tổ quốc". Và dưới đây là một số hình ảnh (trong hàng trăm bức ảnh) ghi lại chuyến đi hiếm có này.
Ngày 28 Tháng 11 năm 2013.


























































Không có nhận xét nào: