NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

CHÀO NĂM ẤT MÙI - 2015

Thêm một năm đã đi qua cuộc đời. Ở cái tuổi này, tuổi bắt đầu bước sang nửa kia của “Lục thập” ngoài cảm giác về sự vội vã qua nhanh của năm tháng, cảm giác về sự kiểm đếm thời gian, sự kiện hoặc dấu ấn cá nhân…cũng không còn mấy sự phấp phỏng, chờ đợi nữa. Mỗi giờ khắc, mỗi ngày tháng không còn được nhớ từ những tiểu tiết mà thay vào đó chỉ còn những nhắc nhớ xen trộn giữa không gian, thời gian; giữa hiện tại và quá khứ, giữa những ấn tượng và địa danh, giữa những bước chân đi về…Trên hết, đó là những tình cảm gia tộc ruột rà, những hình ảnh mỗi lúc mỗi mới của con cháu, những ấm áp chia sẻ giữa bạn bè, cộng đồng.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

HÀNH HƯƠNG VỀ NƠI YÊN NGHỈ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRÊN ĐẤT THIÊNG QUẢNG BÌNH.

           Hơn một năm đã qua, kể từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời. Sự kiện khiến mỗi người dân Việt Nam cảm thấy nỗi mất mát quá lớn không chỉ với gia đình người thân của Đại tướng mà còn cả với mỗi người dân trên mảnh đất hình chữ S thân thương này. Tôi vẫn cứ day dứt mãi khi không thể có được một lần đứng trước cửa ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu nổi tiếng với hương nến trong tay bái biệt Người. Hoặc nuối tiếc khi không được có cơ hội đứng lẫn trong hàng người kéo dài bất tận tiễn đưa Người trên hè phố những con đường Hà Nội nơi những chiếc linh xa đưa Người lên đường về nơi an nghỉ cuối cùng...

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

LÊN THĂM CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - CỘT CỜ LŨNG CÚ TỈNH HÀ GIANG, NƠI ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC.

           Vào những ngày cuối tháng 11, một chuyến du khảo Hà Giang đặc biệt hữu ích được tự nguyện tổ chức bởi một nhóm nhà giáo lão thành thuộc Hội cựu giáo chức và một số hội viên Hội nghiên cứu lịch sử, một số văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương. Đoàn do NGUT Hoàng Văn Nguyện và ông Tăng Bá Hoành- Chủ  tịch Hội Sử học tỉnh dẫn đầu. Những mục tiêu hướng đến cho chuyến đi là Cao nguyên đá Đồng Văn, Nhà cổ vua Mèo Họ Vương (Vương Chính Đức), cột cờ Lũng Cú trên địa đầu Tổ quốc...
          Điều đặc biệt của chuyến đi chính là độ tuổi của các thành viên trong đoàn. Người cao tuổi nhất đã 83 tuổi. Đa số thành viên còn lại trong đoàn có độ tuổi từ 65 đến ngoài 75 tuổi. Đủ thấy, nỗi ước mong được một lần đặt chân đến những danh tích nơi địa đầu Tổ quốc của các bác, các cụ thôi thúc bước chân "tuổi cao chí càng cao" mãnh liệt đến thế nào?

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20 THÁNG 10

NHÂN DỊP NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 
 CHÚC CÁC BÀ, CÁC CHỊ, CÁC EM, CÁC CHÁU 
HẠNH PHÚC, TƯƠI TRẺ.

Phụ nữ Việt Nam sinh ra từ một đất nước có bề dày lịch sử hào hùng, phong hóa sinh động và đầy tự hào. Chính họ ngoài thiên chức làm Vợ, làm Mẹ còn tự mình làm nên hình ảnh “Phụ nữ Việt Nam Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Cũng chính họ đã sinh ra cho dân tộc những vị anh hùng, những nhà chính trị, khoa học và văn hóa lỗi lạc. Lại cũng chính họ đã làm nên khuôn dạng đất nước hình chữ S bên bờ biển Đông nổi danh anh hùng. Và rồi, tiếp nối nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác họ còn khắc họa nên nhiều vẻ đẹp, nhiều kỳ tích mới. Trong lòng dân tộc, MỸ DANH “MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” sẽ còn được ghi danh mãi mãi trong suốt chiều dài  lịch sử. Tác giả bài viết dành tặng những hình ảnh đẹp dưới đây cho các Bà, các Chị, các Em, các cháu nhân ngày lễ đẹp đẽ và ý nghĩa này.




















Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP- VỊ TỔNG TƯ LỆNH, VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC VĨ ĐẠI TRONG LÒNG NHÂN DÂN VIỆT NAM.

12 giờ hôm nay, ngày 11 tháng 10. Đất nước, dân tộc Việt Nam xót đau bước vào những giờ phút Quốc tang trang trọng tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, Người là hình tượng vĩ đại của thời đại Hồ Chí Minh. Dòng người đến viếng tại tư gia Đại tướng đã thể hiện niềm tiếc thương của hàng triệu trái  tim Việt và bạn bè thế giới. Truyền thông đưa tin …”Ngay sau khi ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đón những người dân cuối cùng vào viếng Đại tướng và đóng cửa lúc 9h30 tối 10/10, ở phía ngoài, 103 ngọn nến đã được thắp lên. Lễ tưởng niệm nhỏ đã được người dân tự tổ chức với một phút mặc niệm bày tỏ tình cảm đối với vị tướng huyền thoại. Những người dân cuối cùng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hô vang tên ông 3 lần, sau đó hát Quốc ca.”


Ảnh: TRẦN HỒNG - "TRÍ THỨC TRẺ"

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

MỘT HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG HỒ SƠ TRÌNH UNESSCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ.

...."Thực hiện chủ trương của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kiểm kê, lập hồ sơ trình Chính phủ công nhận Nghi lễ Chầu văn của người Việt là di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia và trình tổ chức UNESCO Thế giới công nhận Nghi lễ Chầu văn là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai số 2356 KH/SVHTTDL- QVH ngày 31/07/2013 để tổ chức Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội lần thứ nhất năm 2013." (Trúc Diệp- Báo Dân trí điện tử. Thứ Ba, 24/09/2013)


Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

“XUÂN THU NHỊ KỲ” – NHỮNG KHUÔN MẶT VÀO HỘI.

Trong sâu thẳm của ký ức cộng đồng, lễ hội luôn chiếm vị trí hết sức sâu đậm. Gắn với các lễ nghi tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội dân gian như nguồn nước tươi mát tắm tưới cho khát vọng cộng đồng thể hiện ước mơ thống đoạt số phận, thâu tóm quyền lực siêu nhiên của cư dân mọi nền văn hóa. Có vẻ, trong những màn diễn xướng dân gian hoành tráng cuốn hút cả trăm, cả  ngàn vạn con người ấy sức lan tỏa không chỉ riêng đối với từng cá nhân mà luôn là sự cố kết cộng đồng bền chặt những lễ nghi, tập tục  và cả niềm hoan ca giải thoát. Những nguồn lực lớn lao ấy lại xuất phát từ thôi thúc mùa vụ, mang theo hơi thở, sắc thái sinh sôi nảy nở và tích tụ năng lượng tự nhiên khiến màu sắc lễ hội luôn tràn ngập sự thăng hoa, lung linh huyền ảo niềm tin tâm linh tín ngưỡng. Trong không gian dân dã mà sang trọng, con người – chủ nhân đồng thời là tác giả thật sự của ngọn nguồn lễ hội bộc lộ chân thật mọi cảm súc đời thường. Chẳng thế, dân gian có câu “Xuân Thu nhị kỳ” để đánh dấu hai mùa lễ hội thường niên. Tâm thế, cảm xúc hội hè tràn ngập nhà nhà, người người. Vùng quê thường khi tĩnh tại vào mùa lễ hội sôi động và cuốn hút khó cưỡng.


Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA TÔI.

Cách nay hơn một năm, trên những trang viết trên Blog này tôi đã “khoe” về một tập thể có chung một nỗi đam mê: “đam mê ca hát”. Mà không phải của người trẻ; người trẻ nói đến hát xướng có vẻ là thừa, vì đó vốn là bản tính của lứa tuổi khi cuộc đời đang hồ hởi nếm trải niềm vui sống, khát khao hạnh phúc, yêu thương và chia sẻ. Điều tôi nói đến khi  đó là niềm đam mê ca hát của người có tuổi. Trong tập thể với một số ít người ngót ngét…bảy mươi ấy, đa số đã ngoài lục tuần, số còn lại được cho là “trẻ” cũng hơn năm mươi cả rồi. Họ tự nguyện tập hợp nhau lại, trên nền tảng một tổ chức từng có từ thời chống Mỹ cứu nước: “Đội văn nghệ xung kích thành phố Hải Dương”. Đã có ý tưởng làm mới bằng cách tự gọi mình là đội văn nghệ “Tiếng hát mãi xanh” hoặc “Nhóm nhạc Thời gian”…Rồi ký ức tuổi trẻ lại thuyết phục họ lấy lại tên “Đội văn nghệ xung kích” dù biết rằng, môi trường để tồn tại cái tên này…khó có thể quay lại được. Dù sao, cái tên cũng không quan trọng bằng sự tập hợp có tổ chức, có sinh hoạt định kỳ và có “mục tiêu hát” cụ thể. Hát để thỏa mãn niềm đam mê, hát để biết rằng mình “còn trẻ, còn khỏe”; hát cho nhau nghe, hát với bạn bè và còn “hát cho đồng bào tôi”…nghe được.


Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

CÙNG NGẮM CÔNG TRÌNH ĐỀN THỜ CHU VĂN AN TRÊN NÚI PHƯỢNG HOÀNG, XÃ VĂN AN, HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG

Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt Wikipedia trên Internet viết về Thày Chu Văn An thế này:
….”Chu Văn An (chữ Hán朱文安; 12921370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh TrìHà Nội.
Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (13001357) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đờiDụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.