NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 7

(Tiếp theo kỳ trước)

  

       Vậy là trên thuyền chỉ còn ba mạng, người tài công già lưng còng gập suốt ngày lui cui dưới hầm máy lấm lem dầu mỡ, con Hơn và thằng Tư. Qua bữa trưa, giữa lúc vào cuối chiều con Hơn đang xõa tóc gội đầu sau khoang cuối lái thì nó cảm giác có ai đó đứng phía sau. Hơi thở gấp gáp, hào hển giữa tiếng nấc cụt cố nén, mùi rượu đế sặc lên...Ngay người hất mạnh làn tóc dày đen về phía sau, nó chỉ kịp nhận ra ông chủ đang ở rất gần. Chưa kịp hỏi han gì thì nó thấy miệng mình bị cả một bàn tay thô ráp bịt chặt. Mồm miệng cố ú ớ vùng vẫy nhưng con Hơn không thể làm gì kịp. Rất nhanh chóng, nó thấy mình bị vật ngửa ra, khuôn mặt tái tím của thằng đàn ông đã ở rất gần.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 6

(Tiếp theo kỳ trước…)

…  

       - Dạ thưa chú! Con gặp hạn may gặp gia đình bé Thương đây cứu giúp mới còn nguyên mạng về với chú đây. Út Thương à! Đây là Chú Hùng trưởng trạm, chị Thắm y tế, thằng ba Hưng tài công...

       - Dạ! Con chào các Chú, các anh chị...

       - Lên trên này đi con. Lên uống miếng nước, kể chuyện thằng Khánh gặp nạn ra sao cho bọn chú nghe đi cháu...

       - Dạ, để anh Hai bá cáo lại sự việc với chú và các anh các chị. Con đưa được anh Hai về đến đây yên ổn là mừng húm rồi. Con xin phép Chú và các anh các chị phải về gấp, ở nhà còn Dì con đợi có việc. Bữa nào rảnh, con xin lại thăm Chú và các anh các chị....

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 5

(Tiếp theo kỳ trước…)

.......      

       - Vậy dám là thằng cháu cảm hàn rồi. Thế con làm gì mà gặp chuyện vậy?!

       - Con là công nhân xí nghiệp trắc đạc thủy văn Gò Tràm ngoài ngã ba Kinh Tây. Bữa qua đi một mình ghi chép mực nước sông vào mùa. Đang đi gặp cơn mưa, rồi thấy lạnh run lên, mặt mũi tối sầm...Sáng nay mở mắt thấy nằm trên bộ ván kia, không dám làm dì và em thức giấc, đành ra đây ngồi chờ. Hóa ra, dì và em đây đã cứu giúp con bữa qua. Thật không biết lấy gì để hàm ơn dì và em...

       - Con khỏi bận lòng. Thấy con gặp nạn, không gặp dì và con Út, gặp người khác cũng được giúp vậy thôi. Thế đã thấy đỡ mệt chút nào chưa?! Ngó bộ dạng con hồi hôm, dì hết cả hồn. Đã lo không cứu được...

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 

Kỳ 4 (Tiếp theo kỳ trước)

       - Con ơi! Chuyện gì vậy con...

       Út Thương nghe tiếng dì, biết ngay dì đã theo kịp mình chỉ kịp xua xua tay ra hiệu cho dì nhỏ tiếng xuống. Trước mắt dì Ba, người đàn ông nằm đó giữa dám mùng quấn quanh thở từng nhịp mệt nhọc.

       - Con hổng biết ảnh gặp chuyện gì. Con vớt được ảnh lên khi xuồng con chạm phải ảnh. Chắc ảnh ốm lắm. Con đốt lửa được một lúc rồi đó mà miệng ảnh vẫn sậm đen dì à...

       - Con để dì lo. Đi kiếm thêm chút cây cành khô quanh đây rồi gầy thêm lửa lớn lên coi...

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 3 (Tiếp theo kỳ trước)

       ...Cơn mưa chiều tối làm con mương dẫn về nhà Út Thương dềnh lên mấp mé ngang thân hàng dừa nước. Mùa này mưa dập mưa vùi hàng bữa, không khí ậng nước nghe lành lạnh. Trên chiếc ghe nhỏ bồng bềnh giữa kênh nước tràn bờ dọc đường trở về, Út Thương trông thật bé nhỏ, ướt át giữa cơn mưa trắng trời. Trong bộ quần áo bà ba đen dính ướt sát người, ngó con nhỏ thật mảnh mai. Dáng người tròn lẳn đang độ nẩy nở từng đường nét, thân thể nó cứ lồ lộ. Bước sang tuổi mười tám được đôi ba tháng rồi đó mà nó vẫn cứ trẻ con vậy. Dì Ba, người đàn bà không chồng con xóm Bàu nhận nuôi con Thương từ hồi nó còn bé xíu, lưu lạc theo chân người bán buôn sông nước không biết từ hồi nào. Dì gặp và nuôi nó từ lúc con bé mới lên ba bốn tuổi giữa một phiên chợ nổi trên sông Cái. Ở với Dì từ nhỏ nên dì thương con nhỏ như chính bà từng giứt ruột sanh nó ra vậy. Con bé ngoan, hiền dễ thương. Ngó dáng vẻ tộc ngộc vậy nhưng được cái chăm chỉ, ham làm. Vài ba đứa bạn cùng tuổi nó sống dọc con kinh này cũng vậy, tóc đỏ đuôi gà vì dại nắng chí chóe nghịch ngợm suốt ngày và tính tình thì ngồng ngộc như nhau. Đứa lớn đứa nhỏ chênh nhau vài ba tuổi, sàn sạt mười lăm, mười bảy. Con Thương đứng hàng đàn chị trong đám, cũng thuộc hàng đầu nêu quậy đủ trò.... Qua tuổi dậy thì, ngực đã vun cao rồi mà thích lên là lột áo cả đám nhảy xuống kinh té nhau chí chóe đến thâm môi thâm miệng, bợt ngón tay ngón chân đến hồi người lớn phải lớn tiếng la rầy mới chịu lên thay áo sống...Ấy vậy nhưng chúng thương nhau lắm. Lỡ có đứa nào bệnh bệnh chút không chèo xuồng đi chợ được là cả đám ỉu sèo như bánh tráng nhúng nước. Bọn con trai trong làng tầm tuổi ấy cũng chỉ biết đứng từ xa ngóng tới, đố có đứa nào dám xớ rớ. Đụng đến tụi nó cũng mệt lắm. Nào là ê a kể lể nhà trên xóm dưới, nào là mích người lớn la sớm la chiều. Biết được cái thế của mình, đám con gái bạn con Thương tuy không đanh đá xí xớn, nhưng cũng ra dáng ta đây không chấp chi đám trai cùng tuổi. Riêng đám thanh niên tuổi lớn hơn chút chút không theo ba má đi làm ăn xa thì cũng khăn gói vào thành phố kiếm việc làm từ lâu rồi. Trong xóm, đám con gái nhiều hơn mấy đứa con trai nên bắt nạt chúng nó đâu có dễ. Theo được dăm ba năm học chữ qua tiểu học rồi thất học như nhau, đám trai gái xóm bờ Kinh Một này ngoài việc cấy hái ruộng vườn, cũng chỉ biết chèo xuồng đi chợ, quăng lưới bắt con tôm con cá mỗi ngày...Những ngày mưa gió thế này, ghe xuồng chênh chao sông nước lặm lụi kiếm cá từ sáng sớm tới chiều hôm là chuyện thường.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

"TẾ BÀO GỐC" (TRUYỆN) - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 2....(Tiếp theo kỳ trước)

….Nhà em dưới phố, đi lại cũng thuận nên chiều bà, năm nào em cũng đưa bà lên...

       - Dạ! Thế thì quý hóa quá, ông nhà thật có phước...

       - Em xin phép bác, mải nói thêm dăm ba câu chuyện làm mất thì giờ của bác. Em cảm ơn bác nhé, để em xuống kẻo bà em chờ đợi lâu...

       - Dạ, không có sao...

       Người phụ nữ quay người, nhẹ bước xuống từng bậc thang. Đưa mắt dõi theo, chợt Quang thấy lòng mình chùng xuống. Có cái gì đó rung nhẹ nơi đáy sâu tâm khảm. Anh chợt thấy như mình và người phụ nữ nọ có cái gì đó thật thân thuộc, không lẽ...Đây là ngôi mộ người cha của anh mà má anh chỉ cho anh mấy năm trước mà!!!

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

"TẾ BÀO GỐC" - BÌNH DƯƠNG

 Kỳ 1…..

       Chiếc xe con chầm chậm lăn bánh trên con đường đổ beton nhựa asphalt, lượn theo đường đồng mức dẫn lên bãi đỗ của khu nghĩa trang trên đỉnh ngọn đồi nơi ngoại vi thành phố khi trời vừa tan sương. Ở vùng cao Yên Bái này, vào mùa thanh minh sương còn bảng lảng khắp núi đồi mãi tới gần chín giờ sáng. Đây đó, những hạt sương sớm còn lung linh đầu cành, ngọn lá trên mọi hàng cây xanh ven đường. Không khí nhuốm chút se lạnh trầm mặc, lên đến khu mộ nằm xếp hàng xếp lớp trên đỉnh đồi còn tĩnh lặng hơn. Có thể nghe rõ tiếng nước chảy róc rách từ khe núi phía bên, lẫn giữa tiếng mõ tre lốc cốc đeo trên vòng cổ của đàn trâu nhà ai thả rông dưới chân đồi. Quang lặng lẽ mở cửa xe, day người dặn lại: "Bác chịu khó đợi tôi dưới này một chút, có thể hơi lâu đấy...". Người lái xe khẽ khàng "Vâng! Chú cứ yên tâm, tôi đợi được...". Người khách thuê xe lên đây có gương mặt hơi buồn, nhưng hiền lành và giọng nói ấm nhẹ nửa trung nửa bắc. Anh ta gặp bác chiều tối qua dưới hè đường trước cửa một khách sạn nhỏ ở trung tâm thành phố. Hẹn thuê xe nửa ngày. Hôm nay là ngày giữa tuần, khách cũng không nhiều, nhất là ở chốn phố núi đất rộng người thưa. Mùa này, có được một hợp đồng thuê xe vậy cũng là tốt lắm rồi, thời buổi kinh tế mới mẻ "cung nhiều, cầu ít" này muốn hơn cũng không được...

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

ĐÓN XUÂN CANH TÝ 2020

Một mùa xuân mới lại đến bên khuôn cửa – Xuân Canh Tý 2020. Giữa muôn vàn chuyển vận sinh quần vũ trụ, ánh sắc của muôn loài cây cỏ thường phát lộ thật sớm. Màu sắc lung linh, huyền ảo giữa thanh thiên như nhú mầm mong đợi. Xuân sắc ấy, mơ ước ấy cũng chính là gọi hỏi đến biết bao niềm hy vọng...

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

CHÚC NHAU NĂM MỚI 2020

            Một năm mới lại lấp ló bên thềm. Ở tuổi ngoài 70, khái niệm người về hưu không còn quá quan trọng so với danh xưng "người cao tuổi" nữa. Tuổi này cần một góc nhìn bình tĩnh và sâu sắc hơn. Cái nhìn của sự chiêm nghiệm.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

MÙA GIÁNG SINH - CÙNG NGẮM NHÌN HÌNH ẢNH NHÀ THỜ TỪ VÀI GIÁO XỨ.


           Những năm gần đây, mùa Giáng sinh về không chỉ là nỗi háo hức của người theo đạo công giáo, thiên chúa giáo. Mùa giáng sinh còn đem đến cho cộng đồng xã hội niềm vui hội hè. Giống như những lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo luôn cuốn hút đông đảo người dân tới chiêm ngưỡng. Không chỉ là tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng mà giản dị hơn thế, cộng đồng luôn hướng tới sự an lành, thanh thản tâm thế để gạt bỏ những xô bồ đời thực, những lo lắng kiếm tìm miếng cơm manh áo để giữ gìn niềm tin tâm an...Ngắm lại những tấm ảnh chụp nhà thờ, nơi gửi gắm niềm tin nơi nước Chúa của người theo đạo vào những ngày này mới thấy, ở đâu cũng vậy những cơ sở thờ tự luôn êm ả, nuôi dưỡng tâm linh và niềm tin hướng thiện.