Kỳ 12
(Tiếp theo kỳ
trước…)
…
Chỉ tới khi đặt chân lên thị xã Quy nhơn năm 1977, má con Hai Khánh mới thật sự có chỗ ở riêng sau cả chục năm sống tập thể cùng công nhân xí nghiệp lắp máy.
TUỔI NGOÀI 60 KỂ NHƯ ĐÃ BƯỚC VÀO MÙA THU CỦA CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI. NGƯỜI LẠC QUAN COI GIAI ĐOẠN NÀY LÀ "MÙA THU VÀNG" CỦA ĐỜI MÌNH. NGƯỜI KHÁC VỚI NỖI LO TUỔI TÁC VÀ BỆNH TẬT COI ĐÂY LÀ MỘT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN. LÀ NGƯỜI LẠC QUAN TÔI COI TUỔI NÀY LÀ TUỔI ĐỦ ĐỘ CHÍN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CỦA TỪNG TRẢI CUỘC ĐỜI. ĐIỀU ĐÓ KHIẾN TÔI MONG MUỐN HƯỚNG TỚI SỰ CỞI MỞ. ĐÓ LÀ LÝ DO NGƯỜI VIẾT BLOG NÀY TỰ GỌI NHỮNG TÂM SỰ CỦA CÁ NHÂN MÌNH LÀ "TỰ KHÚC THU"
Kỳ 12
(Tiếp theo kỳ
trước…)
…
Chỉ tới khi đặt chân lên thị xã Quy nhơn năm 1977, má con Hai Khánh mới thật sự có chỗ ở riêng sau cả chục năm sống tập thể cùng công nhân xí nghiệp lắp máy.
Kỳ 11
(Tiếp theo kỳ
trước…)
…
Ngày nghỉ Hai Khánh cũng không có đi đâu cả. Anh nằm dài trên chiếc võng dù ba thường nằm mỗi trưa bên quầy hàng tạp hóa của má. Ngó nhìn căn nhà nay chỉ còn một mình một bóng, anh chìm trong dòng suy tư hồi nhớ những ngày trong căn nhà nhỏ còn đủ bóng ba, má qua lại trong nhà.
Kỳ 10
(Tiếp theo kỳ
trước)
…
Khi về được đến nhà sau hơn hai ngày xe đò, anh mới thấm thía với nỗi tiếc nuối của đứa con ở xa gia đình. Má bệnh hàng nửa năm rồi, bà đột ngột ngã bệnh với cơn đau ngực bất thần. Ba anh thật có lá gan to quá trời. Chuyện vậy mà chịu nín một mình, không có tin ngay cho thằng con.
Kỳ 9
(Tiếp theo kỳ
trước….)
…
Nhìn khuôn
mặt mệt mỏi của con út, dì tin nó biết nghe lời dì. Trước nay, nó không dám
trái lời dì bao giờ. Chỉ thương nó, đầu xanh tuổi trẻ...Cũng may, nó còn có dì
để tựa vai yên ủi...Vái lạy giời đất, cầu trời khấn phật đoái thương độ trì mong cho mẹ con nó sinh nở bình yên! Trong câu chuyện sau
hàng tháng trời không có tin tức của Hai Khánh, bà mang máng cảm nhận có điều
gì đó không ổn nhưng không dám nói ra, sợ con nhỏ nghĩ ngợi tổn sức. Út Thương
ngày ngày dựa cửa trông tin, song cũng giữ nằm lòng niềm tin về mối tình sông
nước. Nó nghĩ chắc ảnh phải mắc việc chi lớn lắm mới im lặng lâu vậy. Cái thai
trong bụng cứ mỗi tháng mỗi lớn. Đêm đêm, con Út thì thào chuyện với mầm sống
bé bỏng nằm ẩn sâu trong lòng mình, yên ủi nó: “Ba Khánh chắc nhớ má con mình lắm
nha...?!”
...
Kỳ 8
(Tiếp theo kỳ
trước)
…
Từ hôm đưa
thằng Khánh về trạm đến giờ, con Thương cũng qua lại thăm thằng nhỏ vài ba lần
lận. Sau mỗi lần gặp, trông nó cứ là lạ khang khác. Đôi lúc, thấy con nhỏ ngồi
ngây ra bên cửa, lúc cười nụ, lúc đăm đắm nhìn mông lung ra xa. Chuyện quái quỷ gì không biết,
Dì ngó con nhỏ bụng thầm nghĩ con này hồi rày như người trúng bùa ngải. Có đêm ngủ còn ê a nói mớ suốt. Dì Ba hồi đầu còn thấy
là lạ, sau rồi hiểu ra con bé chắc đã rơi vào cơn "trúng bùa yêu" đầu đời rồi. Già nửa năm trôi qua, thằng Khánh
thi thoảng nhắn lời thăm dì qua con Út; khi này khi khác gửi biếu dì mớ trầu,
giỏ soài, be đế gói thuốc rê làm quà...
Kỳ 7
(Tiếp theo kỳ
trước)
…
Vậy là trên thuyền chỉ còn ba mạng, người tài công già lưng còng gập suốt ngày lui cui dưới
hầm máy lấm lem dầu mỡ, con Hơn và thằng Tư. Qua bữa trưa, giữa lúc vào cuối
chiều con Hơn đang xõa tóc gội đầu sau khoang cuối lái thì nó cảm giác có ai đó
đứng phía sau. Hơi thở gấp gáp, hào hển giữa tiếng nấc cụt cố nén, mùi rượu đế
sặc lên...Ngay người hất mạnh làn tóc dày đen về phía sau, nó chỉ kịp nhận ra
ông chủ đang ở rất gần. Chưa kịp hỏi han gì thì nó thấy miệng mình bị cả một
bàn tay thô ráp bịt chặt. Mồm miệng cố ú ớ vùng
vẫy nhưng con Hơn không thể làm gì kịp. Rất nhanh chóng, nó thấy mình bị vật ngửa
ra, khuôn mặt tái tím của thằng đàn ông đã ở rất gần.
Kỳ 6
(Tiếp theo kỳ
trước…)
…
- Dạ thưa chú! Con gặp hạn may gặp gia đình bé Thương đây cứu giúp mới còn nguyên
mạng về với chú đây. Út Thương à! Đây là Chú Hùng trưởng trạm, chị Tư Thắm y tế, thằng ba Hưng tài công...
- Dạ! Con
chào các Chú, các anh chị...
- Lên trên
này đi con. Lên uống miếng nước, kể chuyện thằng Khánh gặp nạn ra sao cho bọn
chú nghe đi cháu...
- Dạ, để
anh Hai bá cáo lại sự việc với chú và các anh các chị. Con đưa được anh Hai về đến đây yên ổn là mừng húm rồi. Con xin phép Chú và các anh các chị phải về gấp, ở nhà còn Dì con đợi có việc. Bữa nào rảnh,
con xin lại thăm Chú và các anh các chị....
Kỳ 5
(Tiếp theo kỳ
trước…)
.......
- Vậy dám là thằng cháu cảm hàn rồi. Thế con làm gì mà gặp chuyện
vậy?!
- Con là
công nhân xí nghiệp trắc đạc thủy văn Gò Tràm ngoài ngã ba Kinh Tây. Bữa qua đi
một mình ghi chép mực nước sông vào mùa. Đang đi gặp cơn mưa, rồi thấy lạnh run
lên, mặt mũi tối sầm...Sáng nay mở mắt thấy nằm trên bộ ván kia, không dám làm
dì và em thức giấc, đành ra đây ngồi chờ. Hóa ra, dì và em đây đã cứu giúp con
bữa qua. Thật không biết lấy gì để hàm ơn dì và em...
- Con khỏi
bận lòng. Thấy con gặp nạn, không gặp dì và con Út, gặp người khác cũng được
giúp vậy thôi. Thế đã thấy đỡ mệt chút nào chưa?! Ngó bộ dạng con hồi hôm, dì hết
cả hồn. Đã lo không cứu được...
Kỳ 4 (Tiếp theo kỳ
trước)
…
- Con ơi!
Chuyện gì vậy con...
Út Thương
nghe tiếng dì, biết ngay dì đã theo kịp mình chỉ kịp xua xua tay ra hiệu cho dì
nhỏ tiếng xuống. Trước mắt dì Ba, người đàn ông nằm đó giữa dám mùng quấn quanh
thở từng nhịp mệt nhọc.
- Con hổng
biết ảnh gặp chuyện gì. Con vớt được ảnh lên khi xuồng con chạm phải ảnh. Chắc ảnh
ốm lắm. Con đốt lửa được một lúc rồi đó mà miệng ảnh vẫn sậm đen dì à...
- Con để dì lo. Đi kiếm thêm chút cây cành khô quanh đây rồi gầy thêm lửa lớn lên coi...
Kỳ 3 (Tiếp theo kỳ trước)
...Cơn mưa
chiều tối làm con mương dẫn về nhà Út Thương dềnh lên mấp mé ngang thân hàng dừa
nước. Mùa này mưa dập mưa vùi hàng bữa, không khí ậng nước nghe lành lạnh. Trên chiếc ghe nhỏ bồng bềnh giữa kênh nước
tràn bờ dọc đường trở về, Út Thương trông thật bé nhỏ, ướt át giữa cơn mưa trắng
trời. Trong bộ quần áo bà ba đen dính ướt sát người, ngó con nhỏ thật mảnh mai.
Dáng người tròn lẳn đang độ nẩy nở từng đường nét, thân thể nó cứ lồ lộ. Bước
sang tuổi mười tám được đôi ba tháng rồi đó mà nó vẫn cứ trẻ con vậy. Dì Ba,
người đàn bà không chồng con xóm Bàu nhận nuôi con Thương từ hồi nó còn bé xíu, lưu lạc theo chân người bán buôn sông nước không biết
từ hồi nào. Dì gặp và nuôi nó từ lúc con bé mới lên ba bốn tuổi giữa một phiên
chợ nổi trên sông Cái. Ở với Dì từ nhỏ nên dì thương con nhỏ như chính bà từng
giứt ruột sanh nó ra vậy. Con bé ngoan, hiền dễ thương. Ngó dáng vẻ tộc ngộc vậy
nhưng được cái chăm chỉ, ham làm. Vài ba đứa bạn cùng tuổi nó sống dọc con kinh
này cũng vậy, tóc đỏ đuôi gà vì dại nắng chí chóe nghịch ngợm suốt ngày và tính
tình thì ngồng ngộc như nhau. Đứa lớn đứa nhỏ chênh nhau vài ba tuổi, sàn sạt
mười lăm, mười bảy. Con Thương đứng hàng đàn chị trong đám, cũng thuộc hàng đầu
nêu quậy đủ trò.... Qua tuổi dậy thì, ngực đã vun cao rồi mà thích lên là lột
áo cả đám nhảy xuống kinh té nhau chí chóe đến thâm môi thâm miệng, bợt ngón
tay ngón chân đến hồi người lớn phải lớn tiếng la rầy mới chịu lên thay áo sống...Ấy
vậy nhưng chúng thương nhau lắm. Lỡ có đứa nào bệnh bệnh chút không chèo xuồng
đi chợ được là cả đám ỉu sèo như bánh tráng nhúng nước. Bọn con trai trong làng
tầm tuổi ấy cũng chỉ biết đứng từ xa ngóng tới, đố có đứa nào dám xớ rớ. Đụng đến
tụi nó cũng mệt lắm. Nào là ê a kể lể nhà trên xóm dưới, nào là mích người lớn
la sớm la chiều. Biết được cái thế của mình, đám con gái bạn con Thương tuy
không đanh đá xí xớn, nhưng cũng ra dáng ta đây
không chấp chi đám trai cùng tuổi. Riêng đám thanh niên tuổi lớn hơn chút chút
không theo ba má đi làm ăn xa thì cũng khăn gói vào thành phố
kiếm việc làm từ lâu rồi. Trong xóm, đám con gái
nhiều hơn mấy đứa con trai nên bắt nạt chúng nó đâu có dễ. Theo được dăm ba năm
học chữ qua tiểu học rồi thất học như nhau, đám trai gái xóm bờ Kinh Một này
ngoài việc cấy hái ruộng vườn, cũng chỉ biết chèo xuồng đi chợ, quăng lưới bắt
con tôm con cá mỗi ngày...Những ngày mưa gió thế này, ghe xuồng chênh chao sông
nước lặm lụi
kiếm cá từ sáng sớm tới chiều hôm là chuyện
thường.