NHA TRANG MÙA THU

NHA TRANG MÙA THU
MẮT BIỂN MÙA THU
Hiển thị các bài đăng có nhãn VỚI CỘNG ĐỒNG BLOGGER. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VỚI CỘNG ĐỒNG BLOGGER. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

ĐÊM CUỐI NĂM

Chỉ hơn một ngày nữa, chính xác là hơn 27 tiếng đồng hồ nữa năm Bính Thân sẽ trôi qua. Đêm 29 tết, thả bộ trên vài đường phố chính ở khu vực trung tâm thành phố không khí Tết đã phảng phất trên đường. Những con phố nhỏ tấp nập người xe. Những gian hàng bán đồ Tết vẫn sáng đèn mong đón những người khách cuối năm. Người trẻ, năm nào chả vậy luôn chiếm số đông. Đi chơi, đi ăn đêm, đi ngắm phố phường…Quanh sảnh nhà Bưu điện tại quảng trường trung tâm, thanh thiếu niên tập trung theo dõi một cuộc thi nhảy Hiphop do thành đoàn tổ chức. Không khí tuy chưa thật háo hức đón thời khắc chuyển giao năm cũ năm mới, nhưng cũng tạo nên sự hối hả, chờ đợi.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

NỖI NHỚ CHÂN QUÊ

        Quê tôi vốn không phải ở Hải Dương. Quê nội tôi ở Làng Mọc Hạ Đình (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội), quê ngoại ở Khả Lạc, xã Đồng Tân, huyện Ưng Hòa tỉnh Hà Đông xưa, nay cũng thuộc thành phố Hà Nội. Anh cả, và bà chị tôi được sinh ra ở làng Mọc. Một cuộc chuyển cư ngắn do công ăn việc làm của ông thân tôi vào năm 1947 đưa gia đình tôi về sống ở thị xã Hải Dương. Tôi và cô em gái được sinh ra ở Hải Dương. Cuối năm 1952, cả nhà lại về lại Hà Nội. Chú em tôi sinh vào năm 1954 tại đó (nay thì em nó không còn nữa, chú ấy hy sinh tại thành cổ Quảng Trị năm 1972…). 

       

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

VỀ THĂM QUÊ NGOẠI.

Dễ đến hơn bốn chục năm, tôi mới có dịp về quê ngoại. Quang cảnh làng quê xưa nay đã khác nhiều lắm. Thân mẫu tôi sinh ra ở làng quê nghèo thôn Khả Lạc, xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa (tỉnh Hà Đông cũ) nay thuộc thành phố Hà Nội. Cha mẹ mất sớm, ba anh chị em người mất vì bệnh, người làm dâu thiên hạ, người ly hương…

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

NHỮNG KHUÔN HÌNH CÒN LẠI

             Bất chợt lần giở lại những sưu tập âm thanh, hình ảnh lưu trữ tôi xem lại đĩa hình "Tiếng hát mãi xanh"- Sản phẩm chương trình văn nghệ cùng tên do Ban văn nghệ Đài Phát thanh truyền hình (PTTH) tỉnh Hải Dương xây dựng và phát sóng tháng 4/2012.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

TRỞ LẠI CAO BẰNG

           Gọi là sự "trở lại", nhưng với tôi độ dài giữa hai lần có mặt này ở Cao Bằng có tới…ngót 50 năm! Khi tôi có mặt ở đó lần đầu, tôi mới tròn 18 tuổi vừa bước vào cuộc hành trình trưởng thành bắt đầu từ sự học hành bậc đại học.  Và sự học hành ấy cũng ngổn ngang sự kiện.

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

NHỮNG ĐỐM SÁNG TRONG ĐÊM.

         Từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Tôi được đào tạo và rồi bươn chải những gần… 40 năm với một lĩnh vực nghề nghiệp rất đỗi bình thường trong xã hội - nghề thư viện. Trong các tác phẩm văn chương, hình ảnh thường thấy của người làm nghề này là những bóng hồng lướt nhẹ giữa những giá sách cao, dài đầy ngồn ngộn. Bóng cô thủ thư nhỏ bé, ẩn mình và…đôi khi mang chút sắc mơ màng. 

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

XUÂN VỀ - TỪ CẢM NHẬN HOA ĐÀ LẠT

           Một mùa xuân mới lại đến. Sắc xuân đang chực chờ trước cửa mỗi nhà, tiếp nhận cảm xúc của mỗi cá nhân trước thềm năm mới. Thay vì đón năm mới bằng cách kiểm đếm năm cũ đang qua, tôi lại hướng đến mùa xuân mới bằng một cảm nhận hoa - cảm nhận về hoa Đà Lạt. Nói đúng hơn là cảm xúc về phong cách sắp đặt hoa của người Đà Lạt qua chuyến đi Tây Nguyên vài tháng trước. Một cảm nhận bất chợt đón xuân về.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

NẮNG GIÓ BAN MÊ VÀ SẮC HƯƠNG NGÀN HOA ĐÀ LẠT.

             Ngót một tuần lễ cho hai điểm đi và đến không phải là con số ấn tượng gì. Nhưng nếu bạn đặt chân lên hai địa danh Ban Mê Thuột và Đà Lạt thì với con số ít ỏi ấy ấn tượng lớn nhất là tiếc nuối. Tiếc nuối vì chuyến đi quá ngắn, quá vội, quá "cưỡi ngựa xem hoa"…Dù vậy, những ấn tượng thu được thì quá… ngợp.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

THU CẢM

Thu về, cái nắng cái gió gợi biết bao cảm xúc. “Thu quyến rũ”, chẳng phải đã khiến Đoàn Chuẩn – Từ Linh say đến bật lên tiếng nhạc lòng. Đời người, bao nhiêu tuổi trải bấy nhiêu thu; không lẽ dửng dưng khi mỗi độ thu về. Tâm trạng ấy có ở đủ hạng người. Từ người nông phu đến kẻ sĩ, nhà thơ. Chả vậy, người nghệ sĩ thường hiến cho mùa thu trĩu nặng gánh thơ nhạc. Tôi không có được cái may mắn nghệ sĩ ấy, song tuổi tác mấy lúc gặp sắc thu sang cũng xúc động tận đáy lòng. Xin có mấy dòng tự sự, âu cũng là cảm xúc cá nhân.

THU CƯỜI.
Thu mang nắng rải vàng cánh bướm
Mưa rong chơi ươm nụ hồng tươi
Hồng đỏ mặt, na cười mở mắt
Đêm xanh trăng nhặt nụ cười ai
Mai sớm trải lòng nên tiếng hát
Lung liêng bát ngát cánh diều thu.


9/2015

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

NGHĨA TRANG NÀO ÔM GIỮ THÂN XÁC EM TÔI?!

           Lại một mùa tri ân anh hùng liệt sĩ nữa. Mùa thứ 68. Vậy mà em trai tôi, liệt sĩ Nguyễn Huy Lai cũng đã vĩnh viễn ra đi 43  năm rồi. Chú nó hy sinh tại mặt trận Quảng Trị, trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị tháng 7 năm 1972.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

CÂY CẦU VÀ ẤN TƯỢNG TUỔI THƠ

            Tuổi thơ ấu, khái niệm "xa" và "to lớn" thường không cần sự tách bạch. Cái gì quá to, quá đồ sộ cũng được hình dung tương đương nhau như độ…dài quá, xa qúa. Cây cột điện cũng là "to", là "dài". Cây cầu cũng vậy, đã "to" là…dài. Chả thế, nói đến sự to và dài thường đám trẻ con thời chúng tôi thường thách nhau: "Đố chúng mày lên cầu Phú Lương đấy!?". Vâng, dân thị xã Hải Dương chúng tôi thời đó từ bé chí nhớn không ai không biết đến cái địa danh và cây cầu to vật này. Có điều, hiểu tường tận về nó thì lại là việc khác.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA.

          Tuổi già, tuổi của những nỗi u hoài, khi nhớ về thời thơ ấu giỏi lắm cũng chỉ nhớ được những dấu vết ngô nghê. Mà cũng không phải ở bất kỳ giai đoạn nào… Thời vô thức ấu trĩ ấy, nếu có nhớ được cũng chỉ có thể nhớ về những bước chân đầu tiên theo chúng bạn tới trường. Cấp Một chỉ là thời của những phát hiện mới mẻ ngoài gia đình. Cấp Hai chính là cấp để lại nhiều dấu ấn nhất vì biết thế nào là tình bạn. Cấp Ba là cấp ngấp nghé sự trưởng thành, bắt đầu e ấp những nhớ nhung trai gái…Cho nên, nếu nói về thời học phổ thông, những suy nghĩ, xét đoán được gợi ra một cách mạch lạc chính là những năm cấp Hai. Những vết khắc đầu đời về chúng bạn, về sự khai tâm phải nằm ở giai đoạn này. Lại cũng nói thêm rằng, giai đoạn ấy chúng tôi đang được sống hoàn toàn trong khung cảnh thanh bình, những năm 1954 - 1964.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

TỰ KỂ MÌNH NGHE!!!

       Hôm nay (27 tháng Tư) là ngày tôi chào đời cách nay 66 năm, sau cơn đau giằng giật của đấng sinh thành. Sinh linh bé nhỏ ấy nhỏ lắm, cả tã lót mới cân được …"cân hai". Khi Mẹ tôi còn sống, bà thường kể lại cho con, cho cháu câu chuyện này. "Giờ mà sinh nở thế này, chắc nhà Anh không sống được quá vài giờ!!!". Và cái thằng tôi sống được khi đó cũng là mệnh giời.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

NGHE HÁT GIỮA SÂN TRƯỜNG, ĐONG ĐẦY NỖI NHỚ TUỔI XANH.


       Hội trường Trần Phú Tp.Hải Dương một ngày đầu tháng tư- nơi gặp gỡ tuổi thơ, tình bạn bè cùng học, tình thầy trò thiêng liêng. Trong rất nhiều cảm xúc nỗi nhớ trường xưa bạn cũ tiếng hát về một "Thời hoa đỏ" vang lên.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

HÀNH HƯƠNG VỀ NƠI YÊN NGHỈ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRÊN ĐẤT THIÊNG QUẢNG BÌNH.

           Hơn một năm đã qua, kể từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời. Sự kiện khiến mỗi người dân Việt Nam cảm thấy nỗi mất mát quá lớn không chỉ với gia đình người thân của Đại tướng mà còn cả với mỗi người dân trên mảnh đất hình chữ S thân thương này. Tôi vẫn cứ day dứt mãi khi không thể có được một lần đứng trước cửa ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu nổi tiếng với hương nến trong tay bái biệt Người. Hoặc nuối tiếc khi không được có cơ hội đứng lẫn trong hàng người kéo dài bất tận tiễn đưa Người trên hè phố những con đường Hà Nội nơi những chiếc linh xa đưa Người lên đường về nơi an nghỉ cuối cùng...

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

LÊN THĂM CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - CỘT CỜ LŨNG CÚ TỈNH HÀ GIANG, NƠI ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC.

           Vào những ngày cuối tháng 11, một chuyến du khảo Hà Giang đặc biệt hữu ích được tự nguyện tổ chức bởi một nhóm nhà giáo lão thành thuộc Hội cựu giáo chức và một số hội viên Hội nghiên cứu lịch sử, một số văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương. Đoàn do NGUT Hoàng Văn Nguyện và ông Tăng Bá Hoành- Chủ  tịch Hội Sử học tỉnh dẫn đầu. Những mục tiêu hướng đến cho chuyến đi là Cao nguyên đá Đồng Văn, Nhà cổ vua Mèo Họ Vương (Vương Chính Đức), cột cờ Lũng Cú trên địa đầu Tổ quốc...
          Điều đặc biệt của chuyến đi chính là độ tuổi của các thành viên trong đoàn. Người cao tuổi nhất đã 83 tuổi. Đa số thành viên còn lại trong đoàn có độ tuổi từ 65 đến ngoài 75 tuổi. Đủ thấy, nỗi ước mong được một lần đặt chân đến những danh tích nơi địa đầu Tổ quốc của các bác, các cụ thôi thúc bước chân "tuổi cao chí càng cao" mãnh liệt đến thế nào?

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20 THÁNG 10

NHÂN DỊP NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 
 CHÚC CÁC BÀ, CÁC CHỊ, CÁC EM, CÁC CHÁU 
HẠNH PHÚC, TƯƠI TRẺ.

Phụ nữ Việt Nam sinh ra từ một đất nước có bề dày lịch sử hào hùng, phong hóa sinh động và đầy tự hào. Chính họ ngoài thiên chức làm Vợ, làm Mẹ còn tự mình làm nên hình ảnh “Phụ nữ Việt Nam Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Cũng chính họ đã sinh ra cho dân tộc những vị anh hùng, những nhà chính trị, khoa học và văn hóa lỗi lạc. Lại cũng chính họ đã làm nên khuôn dạng đất nước hình chữ S bên bờ biển Đông nổi danh anh hùng. Và rồi, tiếp nối nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác họ còn khắc họa nên nhiều vẻ đẹp, nhiều kỳ tích mới. Trong lòng dân tộc, MỸ DANH “MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” sẽ còn được ghi danh mãi mãi trong suốt chiều dài  lịch sử. Tác giả bài viết dành tặng những hình ảnh đẹp dưới đây cho các Bà, các Chị, các Em, các cháu nhân ngày lễ đẹp đẽ và ý nghĩa này.